KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM - Trang 1474

1474

tọc, trên thực tế lâu nay vẫn còn bị chìm khuất giữa bức tranh lịch sử phức hợp
với những quan hệ giao thoa, chồng chéo khó lòng bóc tách của loại hình cổ
tích ở khu vực Đông-dương và Đông nam Á mà lực ñẩy cũng như lực hút quan
trọng vẫn là hai dòng truyện Trung-hoa và nhất là Ấn-ñộ.

*

* *

Vấn ñề cổ tích Việt-nam là vấn ñề lớn. Tiếp thu những gì mà Nguyễn Đổng

Chi gợi ra hay gửi gắm trong bộ sách còn là câu chuyện lâu dài cho các thế hệ
cổ tích học sau này. Điều có thể nhấn mạnh ở ñây, như một bài học kinh nghiệm
của Nguyễn Đổng Chi, là ông rất trường vốn, cái vốn thật sự về phương Đông
và phương Tây, vốn Hán học và sử học, và cả vốn trí thức thực tiễn, trong khi lý
giải, trình bày văn hóa dân tộc. Từ cái vốn ấy mới có thể nói ñến một sự thấm
nhuần tính cách dân tộc, ñặc trưng dân gian trong cảm hứng của ngòi bút
nghiên cứu. Điều ñó khiến ta ñọc truyện cổ tích của Nguyễn Đổng Chi mà càng
thấy tâm hồn mình gần gũi với nhân dân, ñất nước, với cuộc sống cập nhật hơn,
tuy ông không dùng bất kỳ một từ nào nói về
"ñấu tranh", "lật ñổ", "chống áp
bức giai cấp
", "ñịa chủ với nông dân"... như nhiều tập truyện cổ dân gian khác.
Và ñọc phần nghiên cứu của ông, thấy ông thật sự tắm mình trong cổ tích;
"ông
ñã nắm bắt ñúng và sâu nghệ thuật của một loại hình, tuy ông không dựa hẳn
vào một lý thuyết ngoại lai nào. Tất nhiên, khi nghe những người khác kể, phân
tích truyện cổ, ñược hiểu thêm các phương pháp ñó ñây thì cũng là ñiều hay,
không ai chối cãi
"

1

.

HY TUỆ

Nguyễn Đổng Chi, người miệt mài tìm kiếm các

giá trị văn hóa dân tộc. Nxb. Khoa học xã hội,

Hà-nội, 1996; tr. 192-205

1

. Vũ Ngọc Khánh: Đọc lại "Kho tàng truyện cổ tích Việt-nam" (nhân bộ sách toàn tập ñược

công bố sau 10 năm tác giả Nguyễn Đổng Chi ñi vào cổ tích); Văn nghệ, Hà-nội, số 22 (28-V-
1994); tr.3.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.