KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM - Trang 1472

1472

luật của văn học dân gian, phản ánh mối quan hệ qua lại hữu cơ giữa nội dung
và hình thức. Khái niệm
"ñộ" ñược Nguyễn Đổng Chi dùng như một khái niệm
công cụ chỉ bản chất quy luật. Tóm ñược cái
"chìa khóa" ñó, Nguyễn Đổng Chi
không những ñã nhận thức quy luật một cách rành rẽ, mà còn nắm bắt ñầy ñủ
các hình thức biểu hiện phong phú của quy luật.

5. Còn có thể nói ñến nhiều nhận ñịnh tinh tế của Nguyễn Đổng Chi ở chỗ này

chỗ khác. Ví như, một hiện tượng không mấy người ñể ý là việc tặng phong danh
hiệu của dân gian cho những nhân vật anh hùng truyền thuyết trong kho truyện
của mình. Nguyễn Đổng Chi là người ñầu tiên lưu tâm ñến hiện tượng này ở góc
ñộ nghệ thuật dân gian. Ông xâu chuỗi chúng lại và giúp người ñọc hiểu rõ các
tầng bậc ý nghĩa khác nhau của chúng: vua, thánh, cha, trạng... (tr. 2486-2488).
Hoặc giả, ñối với những truyện cổ tích cá biệt như
Mỵ Châu - Trọng Thủy,
Trương Chi... nhà cổ tích học ñã chú ý tìm tòi những hướng tiếp cận mềm dẻo,
thấu ñáo ñể tìm ra trong mỗi truyện nhiều lớp nghĩa khác nhau.
"Có lớp nghĩa
quá hướng về bài học cảnh giác, ñúng hơn là một kinh nghiệm xử thế ñòi hỏi
không bao giờ ñược sống hời hợt: ñắp thành kiên cố ñể ngăn chặn giặc, có ngờ
ñâu giặc lại lọt vào tận lòng ruột của mình; tìm ñường chạy trốn giặc có ngờ
ñâu giặc ở ngay sát sau lưng; ñời cha dốc bao nhiêu xương máu xây dựng cơ ñồ
thế mà chỉ một sớm một chiều vì nhẹ dạ, ñời con lại làm cho tan nát... Nhưng
cũng không thể bỏ qua một lớp nghĩa thứ hai, không kém quan trọng hướng về
mối tình
Mỵ Châu - Trọng Thủy: tình yêu chân thành, ngây thơ và trong trắng
nhiều khi lại là nạn nhân của mọi tranh ñoạt tàn khốc, nhưng chỉ kẻ nào mưu ñồ
tranh ñoạt mới là tội lỗi, còn tình yêu không vụ lợi thì bao giờ cũng ñược ñền
bù. Đó là cách nhìn ñộ lượng của dân gian ñối với tấn bi kịch Mỵ Châu. Nước
giếng Trọng Thủy làm sáng ngọc trai cũng là một biểu tượng nghệ thuật hoàn
hảo mà chỉ riêng quan ñiểm
"xã tắc" của nhà Nho không thôi không thể sáng tạo
nên ñược
" (tr. 2461-2462). Với truyện Trương Chi cũng vậy, "Tác giả kết thúc
bản tình ca tự sự bằng một mô-típ ñã trở thành tượng trưng mỗi khi muốn tô
ñậm sư u uất tuyệt vọng (trái tim kết thành một khối ñỏ như son, trong như thủy
tinh). Nhưng ở ñây, tính chất khép của mô-típ ñã bất ngờ bị phá vỡ, bởi có thêm
một mối tình tiết cuối: những giọt nước mắt của Mỵ Nương nhỏ xuống làm tan
vỡ cái khối ñỏ ñược tiện thành chén trà. Đấy phải chăng vẫn là bước tiếp nối
của nghệ thuật tượng trưng phương Đông, như một hình ảnh có hậu, ám chỉ sự
u uất của mối tình vô vọng ñã ñược
"hóa giải"? Hay là một dự cảm còn ñi xa
hơn: mọi khát vọng yêu ñương muốn vượt qua bức thành ñẳng cấp chung quy
ñều khó thành?
" (tr. 2515). Người ñọc cảm thấy ñược bên trong cái nhìn tinh
tường, thấu suốt, còn có cả tình cảm nhân ái, công bằng. Về mặt phương pháp,
ông dường như muốn lưu ý bạn ñọc rằng chớ nên vì yêu cầu thời thượng mà gán
cho truyện dân gian những cách nghĩ máy móc, vì truyện dân gian là sự kết tinh
của những cảm xúc nghệ thuật hồn nhiên,
"sự giãi bày tâm trạng và sự ngụ ý",

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.