1470
thần kỳ ra khỏi bảng phân loại thì với thời gian cũng ñã tỏ ra không hợp lý, nếu
ta biết rằng cổ tích thần kỳ ñã thành tên gọi một loại hình có ý nghĩa thế giới, là
loại hình cổ tích chiếm tỷ lệ áp ñảo về số lượng ở Ấn-ñộ, Ai-cập, Hy-lạp và
nhiều Âu Tây. Có thể nói, do lăn lộn từ lâu giữa một "kho tàng" cổ tích dân tộc
giàu có, lại có ñiều kiện tham khảo, ñối sánh với các "kho" cổ tích của nước
ngoài, Nguyễn Đổng Chi ñã nắm rất vững ñặc ñiểm loại hình của từng kiểu
truyện cổ tích, và chỉ ra rất trúng ba loại truyện vốn thực sự tồn tại trong kho
tàng truyện cổ tích Việt-nam. Đặc biệt, ông ñưa vào bảng phân loại một loại
hình chưa ñược mấy ai nói là cổ tích lịch sử, hình như cũng là một loại hiếm
thấy trong truyện cổ tích nhiều nước Á Âu. Giải thích ñiều ñó như thế nào?
Nguyễn Đổng Chi nói: "Truyện cổ tích lịch sử có thể là một thể loại mang ñậm
nét ñặc thù của truyện dân gian Việt-nam, bởi lẽ con người Việt-nam xưa nay do
ñiều kiện lịch sử luôn luôn phải chống ách ñô hộ xâm lược ñể bảo vệ nền ñộc
lập, nên trong tâm thức vẫn gắn bó với "xã tắc", và do ñó thường xuyên có cái
nhìn "lịch sử hóa" ñối với mọi hiện tượng, sự vật" (tr. 76-77). Xuất phát từ
những ñiều kiện lịch sử ñặc thù tạo nên cảm quan riêng của người Việt ñể ñi tới
cân nhắc sự tồn tại của một kiểu tư duy nghệ thuật nào ñấy mà những cộng ñồng
khác không có hay không thường xuyên sử dụng, thiết tưởng ñó là cách suy xét
hợp lý, ñáng ñược ghi nhận. Thật ra gọi "cổ tích lịch sử" là cách gọi cụ thể hóa
hơn nữa ñối với một loại hình mà ở Tây Âu vẫn xếp vào một "kho" chung với cái
tên truyền thuyết (légende). Chứng tỏ trong nghiên cứu, Nguyễn Đổng Chi luôn
luôn có cách suy nghĩ ñộc lập.
3. Trong các phần sau, Nguyễn Đổng Chi còn tiếp tục ñào sâu vào ñặc ñiểm
tư duy của người Việt, lấy ñó làm chỗ dựa chính ñể khái quát các ñặc ñiểm của
truyện cổ tích Việt-nam. Cách khái quát của ông thoạt nhìn không có gì ñao to
búa lớn, nhưng lại ñược ñặt trên một nền tảng tri thức rộng và sâu, nên chứa
ñựng trong ñó nhiều ñiều mới mẻ. Ông cho rằng truyện cổ tích thần kỳ của
người Việt chiếm một số lượng có phần ít ỏi, quy mô phóng ñại của hình tượng
thần kỳ không lớn và tần số phóng ñại cũng không nhiều. Để có ñược kết luận
này, ông ñã phải làm nhiều bảng thống kê tỷ mỷ, về số lượng truyện thần kỳ và
về các kiểu loại mô-típ thần kỳ. Không những thế, ông còn ñặt truyện cổ tích
thần kỳ dân tộc - với sắc thái riêng của nó như ñã tìm thấy - trong tương quan
so sánh với các biểu hiện tư duy của con người Việt-nam: "ít khi xa rời lý trí thế
tục" (tập V, tr. 2426), "chịu sự ràng buộc của tâm lý thực tiễn " (tr. 2428), "ít
chứa ñựng cảm quan tôn giáo" (tr. 2428)... và vạch ra biểu ñồ về sự chi phối
của các dấu ấn tư duy nói trên ñối với quá trình hình thành "tâm lý sáng tạo
nghệ thuật dân tộc" (tr. 2428), nhất là "con ñường vận hành của truyện cổ
tích..., trong ñó sự thanh lọc các yếu tố siêu nhiên ñã diễn ra thường xuyên và
gần như vô thức ñể ñồ thị phát triển của cổ tích ngày càng gần tới trục biểu hiện
nhân tính" (tr. 2428). Đó là một kiến giải thật sâu sắc và thỏa ñáng.