1469
vật, một tình tiết, một hình ảnh vốn có truyền thống nghệ thuật xa xưa của văn
học dân gian, ñược nhân dân coi là quen thuộc, ñã thấm sâu vào tiềm thức mỗi
người" (tr. 66). Chính vì thế mới có hiện tượng "cổ tích tân biên" - tức là truyện
cổ tích mới sáng tác hôm nay - và không thể không thừa nhận nếu "tân biên"
ñúng theo những quy tắc nào ñấy thì nó cũng sẽ hội nhập trọn vẹn vào kho tàng
cổ tích; "Sở dĩ có những câu chuyện mới sáng tác gần ñây có thể liệt vào truyện
cổ tích là vì bối cảnh, khí hậu xã hội và tâm lý nhân vật mà chúng ñược xây
dựng, so với bối cảnh, khí hậu, phong cách sinh hoạt và tâm lý của người ñời
xưa tuyệt không có gì là trái ngược" (tr. 68). Trái lại, cũng có những truyện như
Vợ ba Đề Thám tuy cách ta trên nửa thế kỷ và mang thể tài cổ tích khá rõ nhưng
trong ñó có những tên giặc râu xồm mũi lõ, có súng trường, súng lục [thuộc loại
"những chất liệu dĩ vãng... chưa kịp lắng xuống và chưa ñược ñại ña số nhân
dân công nhận là ở bên kia biên giới của cái "mới"]... nên vẫn chưa thể thừa
nhận là truyện cổ tích ñược" (tr. 67). Rõ ràng hướng giải quyết vấn ñề của
Nguyễn Đổng Chi là ñúng ñắn, phù hợp với cá quy tắc mỹ học folklore, và
không gò bó vào lịch sử như yêu cầu của Durand.
2. Sau vấn ñề xác ñịnh ñặc trừng ñến vấn ñề phân loại truyện cổ tích. Điểm lại
rất tỷ mỷ ý kiến phân loại trước mình, Nguyễn Đổng Chi ñã không thỏa mãn với
những cách chia quá vụn vặt và phần nào tâm ñắc với Trương Tửu khi ông chia
truyện truyền miệng thành hai loại: loại thần kỳ và loại thế sự. Áp dụng cho cổ
tích, ông ñưa ra một bảng phân loại mới gồm 3 loại như sau: 1. Cổ tích thần kỳ
(trong lần in thứ nhất, 1957, ông gọi là cổ tích hoang ñường; lần in thứ 5, 1972,
mới ñổi là cổ tích thần kỳ); 2. Cổ tích thế sự; 3. Cổ tích lịch sử. Từ bấy ñến nay,
ý kiến của ông cũng ñược bàn bạc khá nhiều. Trong khi M. Durand cho rằng
cách phân loại này "cũng hình thức không kém gì những người trước ông" (bản
dịch ñã dẫn, tr. 496), thì Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên lại coi "Nguyễn
Đổng Chi... ñã ñưa ra cách phân loại tương ñối hợp lý"
1
, mặc dầu hai ông vẫn
ñề nghị không nên tách riêng cổ tích thần kỳ thành một loại, vì "truyện cổ tích
lịch sử và truyện cổ tích thế sự nào cũng có yếu tố hoang ñường (chính Nguyễn
Đổng Chi cũng nhận như vậy). Và lại không có truyện cổ tích hoang ñường nào
mà lại không phản ánh lịch sử hoặc phản ánh ñời sống thế tục"
2
.
Về ý kiến của Durand muốn quay trở lại cách phân loại dựa vào tư tưởng chủ
ñề (thème) của cổ tích mà không tính ñến các phương thức biểu hiện của nó, ñến
nay có lẽ không cần bàn giải cũng ñã ngã ngũ. Phương pháp xã hội học thuần
túy kiểu này không còn ñược mấy ai trong giới nghiên cứu folklore chấp nhận.
Còn ý kiến của Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên muốn gạt bỏ truyện cổ tích
1
.
7
. Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên, Văn học dân gian, tập II; tr. 93, Nxb Đại học và
Trung học chuyên nghiệp, Hà-nội, 1973.