1473
là "cái chân thực có tính dân gian" (tr. 2463), chứ không "ñóng khuôn" vào chủ
ñề tư tưởng này hay chủ ñề tư tưởng kia như trong văn học viết.
Điều ñáng kể là bất kỳ nhận xét nào dù chi tiết của Nguyễn Đổng Chi cũng
ñược ñặt trong hệ thống, nên ít khi có tính cách tùy tiện. Nói ñến vai trò tích cực
của nhân vật nữ trong cổ tích Việt-nam, ông khảo sát hàng loạt mô-típ phụ nữ ở
nhiều vị thế và cách ứng xử khác nhau, qua ñấy dựng lên một mô hình chung
cho hai kiểu người phụ nữ tiêu biểu: người phụ nữ công phá trật tự xã hội và
người phụ nữ bảo toàn trật tự ấy. Nhưng trong mỗi kiểu lại có thể phân biệt
ñược ba cấp ñộ:
. Người nữ công phá: nữ thức tỉnh / nữ quái nữ kiệt
. Người nữ bảo toàn: nữ nhẫn nại / nữ trí / nữ liệt
Ông ñặt họ trong các tương quan ñối sánh cụ thể và kết quả là một hệ thống
nhân vật nữ với ñủ sắc thái và cung bậc của tính cách nữ giới ñược thâu tóm
khá trọn vẹn. Hầu như không một dạng nhân vật nữ nào của cổ tích ñi ra ngoài
mô hình này.
Cũng gần như thế, trong khi ñi tìm mối liên quan giữa nhiều nhóm truyện cổ
tích với ñặc ñiểm riêng của thiên nhiên ñất nước tại những vùng miền sản sinh
ra chúng, Nguyễn Đổng Chi ñã dần dần phát hiện ra một quy luật chung cho
"mối quan hệ kép" giữa cổ tích và cuộc ñời: ñời sống cung cấp cho truyện cổ
tích những cốt truyện sinh ñộng, những câu nói vần vè, những thành ngữ, tục
ngữ ngầm chứa "mã" cốt truyện... rồi ñến lượt truyện cổ tích lại cung cấp trở lại
cho ñời sống những ñịa danh và nhân vật truyền thuyết (núi Vọng-phu, sông
Kim-ngưu, hồ Hoàn-kiếm, ñầm Mực...), những hình dung từ rất giàu sức biểu
cảm (nói cuội, mưa ngâu, bù chì, ñứa con trời ñánh...), những câu nói vần vè,
thành ngữ, tục ngữ (Nợ như chúa Chổm, Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho...) ñã
ñược bổ sung và "giải mã"... Nguyễn Đổng Chi kết luận: "Cuộc sống trở lại bắt
chước cổ tích hay là sức mạnh của nghệ thuật dân gian ñã kích thích sự sáng
tạo trong tâm lý quần chúng một lần thứ hai, ñể tiếp nhận và cải biên nghệ thuật
cổ tích, làm giàu thêm cho các hình thức của ñời sống" (tr. 2449-2450).
Đặc biệt Nguyễn Đổng Chi còn dành cả một chương cuối ñể ñối chiếu tỷ mỷ
về típ và mô-típ giữa truyện cổ tích Việt-nam và các "kho truyện" mà nó từng
chịu ảnh hưởng sâu nặng: truyện cổ tích Trung-quốc, truyện cổ tích Ấn-ñộ,
truyện cổ tích các dân tộc anh em. Từ những sơ ñồ mà truyện cổ tích Việt-nam
tiếp thu, ông ñi ñến xác ñịnh những sơ ñồ ñồng dạng ñã thông qua hoán cải và
tiến ñến chỗ khu biệt ñược những dạng sơ ñồ hoàn toàn bản ñịa. Đây là một
thao tác vất vả, công phu nhưng hết sức lý thú, mặc dầu ở Nguyễn Đổng Chi ñấy
vẫn chỉ là những bước ñi ñầu. Nó hứa hẹn một triển vọng tốt ñẹp là vạch ra
ñược một cách tương ñối hợp lý con ñường vận ñộng tự thân của cổ tích dân