1484
thiểu số, song với cách sưu tầm biên soạn tỷ mỷ thâu lượm hết các nguồn tư liệu
cụ thể, ñặc biệt có thêm phần khảo di, trên cơ sở 201 cốt truyện của người Kinh,
ông quả ñã xây dựng ñược một tác phẩm có bề dày ñáng kể, có kết cấu hệ thống,
cuốn hút tâm trí người ñọc rộng rãi cũng như giới nghiên cứu khoa học xã hội
hàng mấy thập kỷ nay.
Bộ sách là biểu hiện của một công phu lao ñộng nghiêm túc, một sự trân trọng
ñáng quý ñối với di sản văn học dân gian mà cụ thể là thể loại truyện cổ tích của
dân tộc ta. Ở ñây, bao nhiêu vốn liếng cổ tích do người Việt chắt chiu, sáng tạo,
gom góp từ nhiều ñời, ñã ñược dồn lại, ñược chọn lọc, sắp xếp và trình bày dưới
dạng tinh kết. Hơn thế nữa, giá trị nhiều mặt của loại hình cổ tích cũng ñược
nhìn nhận một cách khái quát, toàn cảnh và tổng hợp.
Hơn ai hết, Nguyễn Đổng Chi nhận thức ñược rằng trong nguồn gốc sâu xa
của lịch sử văn hóa dân tọc, truyện cổ dân gian nói chung hay truyện cổ tích nói
riêng từ rất sớm ñã là món ăn tinh thần quan trọng, gắn bó chặt chẽ với người
Việt trong cuộc sống hàng ngày. Trải qua 1000 năm Bắc thuộc, cùng với nhiều
truyền thống văn hóa dân tộc không hề bị dập tắt, các truyện dân gian về Lạc
Long Quân - Âu Cơ, về nguồn gốc dân tộc con Lạc cháu Hồng sinh ra từ bọc
trăm trứng, ñến các truyện ñịa linh nhân kiệt Thánh Gióng, Tản Viên, Tô Lịch,
Bà Triệu, Bà Trưng... cũng vẫn trường tồn và có ảnh hưởng sâu ñậm ở giữa ñời
sống. Những câu chuyện này ñã sớm ñược các trí thức phong kiến Việt-nam ghi
chép trong những tác phẩm khởi ñầu như Báo cực truyện, Giao-chỉ ký, Ngoại sử
ký (thế kỷ XII), Việt ñiện u linh (Lý Tế Xuyên), Lĩnh-nam chích quái (Trần Thế
Pháp, Vũ Quỳnh, Kiều Phú, thế kỷ XIV-XV). Rồi những tập Đại-việt sử ký toàn
thư |(Ngỗ Sĩ Liên), những tộc phả hoặc thần phả do Nguyễn Bính biên soạn,
Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ), Thiên Nam văn lục (Nguyễn Hàng), Công dư
tiệp ký (Vũ Phương Đề), Truyền kỳ tân phả (Đoàn Thị Điểm), Tang thương ngẫu
lục (Phạm Đình Hổ - Nguyễn Án), Vũ trung tùy bút (Phạm Đình Hổ), Kiến văn
tiểu lục (Lê Quý Đôn), Lịch triều hiến chương loại chi (Phan Huy Chú), Lan Trì
kiến văn lục (Vũ Trinh), Đại-nam nhất thống chi, Đại-nam liệt truyện tiền biên
(Quốc sử quán triều Nguyễn), Vân nang tiểu sử (Phạm Đình Dục)... Nguyễn
Đổng Chi ñã có con mắt tinh ñời khi tiếp cận lại giá trị nhiều mặt của những tác
phẩm trên và mạnh dạn tách ra từ ñó nguồn truyện kể phong phú của dân gian,
làm sống trở lại giọng ñiệu, phong cách dân gian cho hầu hết những câu chuyện
vốn ñã ñược ñịnh hình bởi các nhà văn bác học. Đó là một ý hướng khoa học
chính ñáng, bởi lẽ trước khi trở thành văn bản cố ñịnh, các tác phẩm này ñã
sống trong lòng quần chúng một cách hồn hậu, ñúng như nhận xét của Vũ