KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM - Trang 1486

1486

(Lịch sử các tiền kiếp của ñức Phật, thế kỷ III trước CN), Bộ kinh Mahabharata
(thế kỷ II trước CN - IV sau CN), Kathaxaritxagara (Biển truyện, thế kỷ II, III-
IV),
Panchatantra (thế kỷ II - V), Brithatcatha (thế kỷ II hoặc từ thế kỷ III- thế kỷ
V), Vêtala (thế kỷ IX), v.v
... và nhiều những tập sưu tầm khác, chẳng hạn:
Truyện giáo lý Puraha, hay Thánh ca Thượng ñế
Bhagavat Gita...

Sau tất cả những tìm tòi phát hiện và thu thập nói trên, còn phải kể ñến công

phu sưu tầm, ñiền dã của Nguyễn Đổng Chi trong vòng 50 năm, nó giúp ông vừa
tìm thêm những nguồn tư liệu sống ñộng, tươi rói không có trong sách vở hoặc
có giá trị bổ sung cho sách vở, vừa có ñiều kiện hình dung rõ ràng hơn một diện
mạo ñích thực của cổ tích mà mình phải góp phần dựng lại - một thứ cổ tích
không xơ cứng mà còn tồn tại uyển chuyển, tự nó, như nó vẫn tồn tại từ miệng
này qua miệng khác ở giữa cuộc ñời.

Và ñến ñây, cái gia tài cổ tích của Nguyễn Đổng Chi ñã có thể nói là hoàn

thành, với một sức chứa không kém phần bề bộn. Mục tiêu tiếp cận thể loại ñòi
hỏi ông bước sang một giai ñoạn mới trong thao tác nghiên cứu. Hơn ai hết, ông
là người hiểu rõ ý nghĩa lớn lao của tuyển tập mà ông nung nấu trong nhiều
thập kỷ. Tòa kiến trúc Kho tàng truyện cổ tích Việt-nam do ông tạo dựng lên từ
những chất liệu quý giá và ñáng tin tưởng ñó thực sự là một tập ñại thành của
mọi ngọn nguồn cổ tích bản ñịa.

II- KHẢO DỊ - THAO TÁC ĐẦU TIÊN ĐEM LẠI CHO TRUYỆN CỔ TÍCH

VIỆT-NAM MỘT CÁI NHÌN ĐỐI SÁNH

Vượt xa tất cả những tuyển tập sưu tầm khác, Nguyễn Đổng Chi ñã làm cho

truyện cổ tích Việt-nam bội thu lên rất nhiều, nhờ cách kể chuyện có thêm phần
"khảo dị". Đây là một công việc ñối chiếu rất vất vả, ñòi hỏi một sự kiên trì tìm
kiếm tử công phu, nhưng kết quả của nó là mỗi một cốt truyện thường phát hiện
ra không ít những cốt truyện tương ñồng mà ta gọi là dị bản, có khi tới hàng
chục, hàng vài chục dị bản khác nhau. Cách làm thật khác với trước ông và
cũng là hết sức mới mẻ ñối với ñương thời, một thao tác quan trọng ñưa ñến cho
truyện cổ tích Việt-nam một diện mạo phong phú mới. Với công việc này Nguyễn
Đổng Chi tất nhiên không ñơn thuần chỉ là người sưu tầm, tập hợp truyện cổ
tích. Ông còn là người có một nhãn quan mới trong phương pháp nhìn nhận
truyện cổ tích. Đúng như Nguyễn Đổng Chi ñã nhận thấy: trên hành trình lịch
sử, mỗi dân tộc ñều có một kho tàng truyện cổ tích của riêng mình, song mặt
khác, cùng với những yếu tố bản ñịa, sự tự sinh văn hóa trong lòng dân tộc,
"vốn liếng tinh thần quý giá ấy lại luôn luôn ánh xạ lẫn nhau trong mối quan hệ
hội nhập và giao lưu văn hóa
" giữa dân tộc này và dân tộc kia. Ông nói trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.