KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM - Trang 1485

1485

Quỳnh: "Từ ñứa trẻ ñầu xanh ñến cụ già tóc bạc ñều truyền tụng và yêu dấu"
(
Tựa Lĩnh-nam chích quái liệt truyện, 1492)

1

.

Không phải chỉ "tìm sử trong truyện, tìm truyện trong sử" ở những tác phẩm

trên, Nguyễn Đổng Chi còn thu thập tư liệu từ hàng loạt tác phẩm khác xuất
hiện vào thời cận ñại, như
Truyện khôi hài (1882), Ước lược truyện tích nước
Nam (1887), Chuyện ñời xưa lựa ngón lấy những chuyện hay và có ích (1888)
của Trương Vĩnh Ký,
Chuyện giải buồn của Huỳnh Tịnh Của (1880), Tập san
Du Lâm và quan sát (Landes, 1886), Truyện ñời xưa mới in ra lần ñầu hết
(Génibrel, 1899),
Nam-hải dị nhân liệt truyện (Phan Kế Bính), Truyện Trương
Chi (Chu Ngọc Chi, 1928), Truyện Đức Thánh Gióng Phù Đổng Thiên Vương
(Lê Triệu Hoàn - Trần Trung Viên, 1929),
Truyện cổ nước Nam (Nguyễn Văn
Ngọc, 1932),
Tô thị vọng phu (Nguyễn Thúc Khiêm, 1936)... cùng nhiều sách
báo tiếng Việt, tiếng Pháp khác, v. v
... Ngoài ta, Nguyễn Đổng Chi còn dựa vào
nguồn tài liệu không kém phần lý thú: các bản thần tích, thần phả ở miếu ñền,
các ñạo sắc phong thần, các bản xã chí ở nhiều ñịa phương khác nhau trong cả
nước.

Trong tình hình tư liệu có thể, Nguyễn Đổng Chi lại mở rộng thêm phạm vi

nghiên cứu, hướng về một mảng khá nhiều những tác phẩm của Trung-quốc và
Ấn-ñộ -
"hai nền văn minh vĩ ñại và cổ kính trên thế giới, lại gần gũi về không
gian với Việt-nam
" - trong ñó có chứa ñựng những dị bản truyện cổ tích hoặc có
liên quan tới truyện cổ tích. Đối với thư tịch Trung-quốc, ông quan tâm tới
những chuyên tập như:
Liệt tiên truyện (Lưu Hướng), Cao sĩ truyện (Hoàng Phủ
Mật),
Bác vật chi (Trương Hoa, thế kỷ III), Thần tiên truyện (Cát Hồng), Sưu
thần ký (Can Bảo, thế kỷ IV), Thần dị kinh, Sưu thần hậu ký, linh ứng lục, U
minh lục, Minh tường ký, Dị uyển (thế kỷ VII), Lục dị ký, Văn kỳ lục, Dậu
dương tạp trở (thế kỷ IX), Thái-bình quảng ký (thế kỷ X), Văn kiến tiền lục, Văn
kiến hậu lục, Tục bác vật chi (thế kỷ XIII), Bao Công kỳ án, Tây dương ký (thế
kỷ XVI),
Liêu trai chí dị, Tân tề hài (thế kỷ XVIII). Bên cạnh ñó là những thư tịch
khác, tuy không phải chuyên tập nhưng cũng chứa ñựng rất nhiều yếu tố truyện
cổ như sử ký thì có
Sử ký, Tà truyện...; ñịa lý có Thủy kinh chú, Sơn hài kinh;
tiểu thuyết có
Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Kim cổ kì quan, Cổ kim tiểu
thuyết; giáo huấn có Nhị thập tứ hiếu, Ám thất ñăng...v.v...

Nguyễn Đổng Chi cũng tìm tới các truyện cổ tích ñược ghi chép trong các bộ

kinh sách lớn của Ấn-ñộ mà học giả phương Tây từ thế kỷ trước ñã ñánh giá rất
cao và coi chúng là nguồn gốc duy nhất của truyện cổ tích thần kỳ thế giới, bởi
chúng giữ lại ñược khá nhiều sắc thái quái dị hoang ñường nguyên thủy. Đó là
các kinh như:
Kinh Vêña (khoảng 2. 500 - 500 năm trước CN), Avañana Jataka

1

. Lĩnh nam chích quái (Đinh Gia Khánh - Nguyễn Ngọc San dịch). Nxb. Văn hóa, Hà-nội,

1960.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.