23
LỜI NÓI ĐẦU LẦN TÁI BẢN THỨ TƯ
Các tập I, II, III của bộ Kho tàng truyện cổ tích Việt-nam này từ khi lần lượt
ra mắt ñến nay ñã ngót 15 năm. Trong thời gian qua, chúng tôi nhận ñược nhiều
ý kiến và tài liệu của các bạn xa gần có lòng yêu gửi tới, kể cả ý kiến và lời giới
thiệu trên các báo chí, trong nước và ngoài nước
1
. Chúng tôi hết sức cảm kích
về sự quan tâm ñó của các bạn. Mặt khác, thời gian qua, chúng tôi cũng có ñể ý
tìm tòi thêm những di bản trong nước và trên thế giới qua các tài liệu sách vở cũ
và mới. Cho nên trong lần tái bản này chúng tôi ñã có thể bổ sung những dị bản
mới vào phần Khảo dị mà chúng tôi nhận thấy - cũng như một số bạn góp ý - là
hãy còn ít ỏi, và cách kể chuyện quá vắn tắt. Như vậy, phần Khảo dị có sự bổ
sung phong phú hơn trước; còn phần truyện chính, nói chung vẫn giữ nguyên,
trừ một vài truyện cá biệt: hoặc thay truyện khác vì nội dung không còn thích
hợp (ví dụ các truyện số 50, 77), hoặc có bổ sung ít nhiều vì vài bản cũ chưa
hoàn chỉnh (ví dụ các truyện số 69, 99, 100), v.v...
Tóm lại, lần tái bản này ñã khắc phục ñược một số thiếu sót trước ñây vấp
phải. Tất nhiên do kiến thức có hạn, do chúng ta còn bận chống Mỹ cứu nước,
nên việc sưu tầm văn học dân gian nói chung, truyện cổ tích nói riêng, của cả
hai miền ñất nước vẫn còn chưa ñược nhiều, và việc bổ sung của chúng tôi cũng
chỉ mới có thể thực hiện trong một chừng mực nhất ñịnh. Chúng tôi rất lấy làm
hân hạnh sẽ ñược các bạn gần xa chỉ bảo thêm cho những sai sót khác.
Hà-nội, ngày 21 tháng XII năm 1971
NGUYỄN ĐỔNG CHI
1
Trong 1 tập san của Pháp quốc Viễn ñông học viện (BEFEO), tập LII, số 1, năm 1964, xuất
bản ở Pa-ri, có hai bài giới thiệu và phê bình, của Mô-ri-xơ Đuya-răng (Maurice Durand) và
của Tiến sĩ dân tộc học Lê Văn Hảo. Ngoài ra, một số giáo trình ñại học và luận văn nghiên
cứu cũng giới thiệu kỹ những luận ñiểm cũng như hệ thống truyện cổ tích của chúng tôi.