234
mống nào ñể mà nối dõi... Chúng tao sẽ thu hẹp hai con sông Tô-lịch và Thiên-
phù lại... Chừng nào bắt ñầu thì chúng mày ñừng hòng trốn thoát...".
Những tin ấy bay về ñến tai vua làm cho nhà vua vô cùng lo sợ. Vua sai lập
một cái ñền thờ ở trên ngã ba Giang-tân và phong cho hai người làm phúc thần.
Mỗi năm cứ ñến ba mươi tháng Một là có những viên quan bộ Lễ ñược phái ñến
ñấy cúng ông Dầu bà Dầu với những món ăn mà họ ưa thích.
Nhưng ñúng như lời nguyền của ông Dầu bà Dầu, ngôi báu nhà Lý chẳng bao
lâu lọt về tay nhà Trần. Dòng họ Lý quả nhiên chết tuyệt chết diệt, ñến nỗi chỉ
người nào ñổi qua họ Nguyễn mới hòng trốn thoát.
Sông Thiên-phù quả nhiên cứ bị lấp dần, lấp dần cho mãi ñến ngày nó chỉ còn
một lạch nước nhỏ ở phía Nhật-tân. Sông Tô-lịch cũng thế: ngày nay chỉ là một
rãnh nước bẩn ñen ngòm. Duy có miếu thờ ông Dầu bà Dầu thì hàng năm dân
vùng Bưởi vẫn mang lễ vật theo sở thích của hai vợ chồng ñến cúng lễ vào ngày
ba mươi tháng Một
1
.
KHẢO DỊ
Truyện kể trên phần nào khác với Thần tích làng Xuân-cảo về cái chết của ông
Dầu bà Dầu. Hồi ấy vì con sông Thiên-phù, chỗ gặp sông Tô-lịch, xói vào góc
thành nên theo lời thày bói, vua cứ hay ñau mắt. Muốn chữa thì phải lấp sông
nhưng lấp không xong. Thầy bói bảo phải ném người xuống ñó thì mới lấp
ñược. Hai vợ chồng Vũ Phục, tức là ông Dầu bà Dầu
2
tình nguyện hy sinh ñể
chữa mắt cho nhà vua. Từ ñó mới lấp ñược cửa sông Thiên-phù.
Một truyền thuyết khác cũng gốc từ thần tích lại kể khác ñi như sau:
Đời vua Lý Nhân Tông có lần vua Thủy dâng nước sông Cái lên to tràn cả
sông Tô-lịch, chảy qua làng Yên-thái và sắp tràn vào cửa thành Đại-la. Cảnh trôi
nổi chết chóc sắp diễn ra thật là nguy ngập. Hôm ấy có hai vợ chồng già, chồng
tên là Chiêu, vợ tên là Ứng thấy vậy, bèn chạy ra chỗ nước sắp tràn khấn với vua
Thủy xin dâng mạng mình cho vua Thủy ñể cứu dân. Đoạn cả hai nhảy ngay
xuống giữa dòng chỗ sông Thiên-phù. Vua Thủy ñược mạng người bèn nguôi
giận cho rút nước về. Nhân dân nhờ ñó tránh ñược thảm họa nước lụt.
1
Theo Nước non tuần báo và theo lời kể của người vùng Bưởi.
2
Có người cho hai ông bà bán trầu chứ không phải dầu nên gọi là ông Giầu (trầu) bà Giầu.