KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM - Trang 292

292

ĐỌC KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM TẬP II CỦA

NGUYỄN ĐỔNG CHI

Trong phần ñầu (tr. l-72), ông Nguyễn Đồng Chi nghiên cứu cổ tích và truyền

thuyết nói chung. Ông thử vạch ranh giới của lĩnh vực nói ñây và của những thể
loại thuộc lĩnh vực ấy, ñiểm qua những hệ phân loại ñã ñược ñề xuất trước ông,
nhằm phê bình và nhận ra các mặt yếu. Ông nhắc lại các thể nghiệm phân loại
khác nhau. Thoạt tiên là thể nghiệm của Nghiêm Toản trong Việt-Nam văn học
sử yếu,
với cách phân chia như sau: 1. Truyện luân lý ngụ ngôn; 2. Truyện mê
tín hoang ñường. 3. Truyện phúng thế và hài ñàm; 4. Sự tích các thánh. Rồi ñến
thể nghiệm của Thanh Lãng trong Văn học khởi thảo: Văn chương bình dân,
trong ñó cổ tích, truyền thuyết, truyện, ñược phân thành bảy loại: 1. Truyện thần
tiên; 2. Truyện ma quỷ; 3. Truyện anh hùng dân tộc; 4. Truyện ái tình. 5. Truyện
luân lý. 6. Truyện phong tục; 7. Truyện khôi hài.

Sau ñó, ông Nguyễn Đổng Chi lại ñưa ra cách phân loại cũng hoàn toàn hình

thức của Nguyễn Văn Ngọc trong Truyện cổ nước Nam: truyện thần kỳ: truyện
luân lý; truyện dân gian và những câu ngạn ngữ, ca khúc triết lý, truyện khôi
hài... Rồi thì cách phân loại của Trường Tửu trong Văn nghệ bình-dân Việt-nam:
tác giả này thử tập hợp các cổ tích và truyền thuyết lại thành hai tổng thể lớn,
truyện thần kỳ và truyện thế sự

1

. Đáng tiếc là trong hai tổng thể lớn ñó Trương

Tửu lại ñưa vào vô vàn phân cắt, khiến ta lại bị dẫn dắt về các cách phân loại ñã
nói trên.

Ông Nguyễn Đổng Chi ñã cảm thấy nỗi khó khăn trong việc phân loại truyện

ñời xưa sao cho duy lý. Ông thử thu hẹp lĩnh vực các truyện ấy bằng cách tách
chúng khỏi truyện ngụ ngôn, truyện khôi hài, truyện tiếu lâm, truyện thời sự, và
bằng cách quy cho chúng ba ñiều kiện: phải có phong cách cổ; không tách xa
khỏi truyền thống dân gian; nhằm một mục ñích luân lý

2

.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Đồng Chi lại không ñi sâu vào vấn ñề do ñiều kiện thứ

nhất ñặt ra: quả vậy, ñâu là ranh giới giữa cái "kim" và cái "cổ"? Những truyện
cổ tích có liên quan ñến thời Tự Đức (1848 - 1883) phải ñược xem là "cổ" hay là

1

"Truyện thế sự", dịch từng chữ là "chose de ce monde", gồm những truyện mà các nhân vật,

diễn biến và khung cảnh ñều như thực, chứ không thần kỳ và hư ảo

2

Thực ra, trong nguyên tác, ñiều kiện thứ hai là: truyện cổ tích không ñược xa lạ với bản sắc

dân tộc, và ñiều kiện thứ ba là: truyện cổ tích phải có giá trị tư tưởng và nghệ thuật ñạt ñến
một cấp ñộ cao trong văn xuôi tự sự truyền miệng. Xin xem các trang 48- 52 bản in lần này
(N. D).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.