293
"kim"? ấy thế mà nhiều truyện cổ lại ñược quy vào thời Nguyễn (thế kỷ XIX):
xem những truyện do Lăng-ñờ (Landes) thu thập
1
.
Sau tất cả những hạn chế nói trên, ñến phiên ông Nguyễn Đổng Chi ñưa ra
cách sắp xếp của mình, mà theo ý chúng tôi, cũng hình thức không kém gì của
những người ñi trước ông: 1. Truyện cổ tích hoang ñường; 2. Truyện cổ tích thế
sự; 3. Truyện cổ tích lịch sử.
Ông Nguyễn Đổng Chi không ñề cập ñến khả năng phân loại theo ñề tài, một
cách phân loại cho phép ñịnh nghĩa và nhích lại gần nhau những ñề tài của các
cổ tích vô danh và thiếu niên ñại, còn cho phép theo dõi quá trình truyền ñạt và
những biến ñổi của chúng.
Chương cuối của phần thứ nhất nói ñây ñược ông Nguyễn Đổng Chi dành cho
việc nghiên cứu bước ñường tiến hóa của cổ tích và truyền thuyết qua các thời
của lịch sử Việt-nam.
Trong giai ñoạn sơ sử, cổ tích chủ yếu là truyện hoang ñường mà nhân vật là
thần, hay anh hùng ñược thần thoại hóa (Phù Đổng thiên vương, Cao Sơn ñại
vương, Thục An Dương Vương, v. v...), hoặc thần súc vật (rồng, rắn, hổ. v. v...).
Cuộc ñô hộ của Trung hoa ñã du nhập những tín ngưỡng của Phật giáo, Đạo
giáo, và cổ tích cũng chịu ảnh hưởng của các tín ngưỡng ấy.
Mặt khác, những anh hùng dân tộc từng ñấu tranh chống lại người Trung-hoa
(Hai bà Trưng, Bố Cái ñại vương, v. v...) cũng gây cảm hứng cho cổ tích và
truyền thuyết. Dưới các triều ñại Việt-nam, cổ tích và truyền thuyết ñạt ñược
thành tựu lớn. Dưới triều Trần (1225- l400), sân khấu Nguyên và các tiểu thuyết
Trung hoa ñược du nhập, nhưng lòng mê say của dân chúng ñối với truyện cổ
vẫn nguyên vẹn. Dưới các triều Lê và Nguyễn (thế kỷ XV-XIX), ảnh hưởng của
các tầng lớp thống trị, của quan lại xuất thân từ thi cử, lộ ra qua sự thịnh hành
của các nhân vật cổ tích nhiều khi ñã ñỗ trạng nguyên hoặc là nhà nho. Dưới
triều Nguyễn, những cuộc nổi dậy của các tầng lớp dân chúng, nhất là của nông
dân, lại ñi song song với một nền văn học truyền miệng nặng chất công kích
hơn: truyện cổ bắt ñầu mang tính phê phán và trào phúng.
Trong phần thứ hai (tr. 75-255), ông Nguyễn Đổng Chi cung cấp một sưu tập
những truyện cổ tích mà cứ nhìn bề ngoài thì ông ñã sắp xếp lại theo một trật tự
nhất ñịnh: những cổ tích và truyền thuyết giải thích nguồn gốc một số vật hay
loài vật (dưa hấu, trầu cau, sầu riêng, huyết dụ, các loài chim khác nhau, ếch
nhái, khỉ, cá heo, con sam, con công, con quạ); những cổ tích và truyền thuyết
giải thích nguồn gốc một số ñặc thù của thiên nhiên hay loài vật (tiếng kêu của
một số loài chim, tục ăn Tết); những cổ tích và truyền thuyết có liên quan ñến
1
Trong các bản viết tay ñể lại cho Hội Á châu (Société Asiatique), và ñã ñược sứ dụng một
phần trong tạp chí Du lãm và quan sát (Excursions et Reconnaissances).