luật hâp dẫn vũ trụ với cơ sở khoa học của nó, mà còn cả toàn bộ lâu đài vật
lý học của hai thế kỷ sau.
Nhà khoa học chân chính nhiều khi còn phải kiên trì chịu đựng gian khổ
về tinh thần.
Trong lịch sử khoa học, những phát minh lớn thường không được đánh
giá đúng mức bởi giới khoa học đương thời. Hoặc công trình bị lãng quên
một cách lặng lẽ, hoặc nếu mâu thuẫn với chính kiến đương thời thì bị công
kích kịch liệt.
Hiện nay, nhà di chuyền học Menden được coi là ông tổ của ngành di
truyền học hiện đại và là một trong hơn 10 nhà bác học vĩ đại nhất của thế
kỷ XIX.
Nhưng ít người biết là năm 1865 và 1869, ông đã phát minh ra định luật
di truyền và thông báo cho giới khoa học, trong một công trình 73 trang.
Nhưng chẳng ai để ý đến. Phải đợi tới 1900, tức 30 năm sau, người ta mới
lưu tâm lặp lại thí nghiệm của ông và xác nhận công trình.
Gần đây, có thể lấy thêm thí dụ của nhà bác học Xioncôpxki, người sáng
lập ra khoa học tên nửa. Trong không khí lãnh đạm và không hiểu của giới
khoa học đương thời về phát minh khoa học của mình, ông vẫn kiên trì
nghiên cứu thí nghiệm và viết báo cáo. Ông có ghi trong hồi ký: cả cuộc đời
tôi đã dành cho suy tưởng, tính toán, thực hành và thi nghiệm.
Phải đợi tới ngày cuối của cuộc đời, người đương thời mới đánh giá nổi
sự đóng góp của ông cho ngành khoa học vũ trụ với 600 công trình khoa
học.
Hiện nay, tượng ông được đặt ở thủ đô Matxcơva và ở Kaluga, nơi ông
sống và dạy học; tên ông được khắc ở đài kỷ niệm ngày phóng vệ tinh nhân
tạo và được đặt cho một hòn núi lửa trên mặt trăng.
Khi có đồng nghiệp an ủi về phát minh khoa học bị công kích dữ dội,
nhà vi trùng học Paxtơ đã nói: Một nhà khoa học phải no lắng về những
điều người ta sẽ nói về anh ta trong một thế kỷ, chứ không phải những lời
khen chê bây giờ.
Nhà di truyền học Lương Đình Của, bỏ mặc sự lãnh đạm thở ơ của một
số đồng nghiệp, kiên trì nghiên cứu áp dụng phương pháp di truyền học