Vì vây, nhà khoa học nào cũng phải lớn lên trong suốt đời mình bằng
cách khắc phục bản thân mình. Có lao động kiên trì mới liên tục lớn lên,
liên tục tiến hoá như thế.
Theo lời nhà toán học Laurentiép, muốn trở thành bác học, trước hết phải
rèn cho mình khả năng làm việc thật nhiều. Trong hoạt động sáng tạo, cái
chính nhât là làm việc liên tục kiên trì hàng tháng, hàng năm, thậm chí hàng
chục năm, phấn đấu để giành mục tiêu đã định. Phải tìm tòi không mệt mỏi
các con đường để giải quyết vấn đề, đối với nhà toán học thì thử đi thử lại
hàng ngàn con đường để tìm lấy con đường gần nhất, còn đối với nhà khoa
học thực nghiệm, thì thử đi thử lại hàng ngàn kiểu phối hợp khác nhau, cơ
cấu khác nhau.
Trong một bức thư gửi cho bạn, nhà toán học Gausơ đã viết: Có thể là
bạn hiểu được tâm trạng của tôi về cái định lý toán học tôi đã cố chững
minh mà không được… Trong suốt 4 năm, ít có tuần nào tôi không suy nghĩ
về cách giải bài toán đó, nhưng tất cả đều vô hiệu. Cuối cùng, ngày gần đây,
tôi mới đạt được kết quả.
Đây là tâm sự của một “thần đồng” về toán ở thế kỷ trước. Khi lên 7
tuổi, Gausơ đã làm được phép tính cộng 100 con số đầu tiên với một tốc độ
rất nhanh.
Nhà vật lý học Êđixơn, người có nhiều phát minh nhất ở đầu thế kỷ XX
(khoảng 1100 phát minh), đã phải thực hiện tới 8000 thí nghiệm mới tìm ra
sợi tóc của bóng đèn thông dụng hiện nay, và đã làm tới 50000 thí nghiệm
để thay thế ắc quy chì bằng ắc quy kiềm, gọn nhẹ hơn.
Ông phải thường xuyên làm việc trong phòng thí nghiệm 18 -20 giờ mỗi
ngày.
Ông thường nói: Trong mỗi phát minh khoa học, chỉ có một phần trăm là
nhờ thiên tài, còn 99 phần trăm là lao động, lao động cực nhọc.
Kiên trì còn là không lản lòng vì thất bại.
Trong quá trình tìm tòi cái mới, không sao tránh được thất bại. Nhưng
nhà khoa học chân chính không bao giờ nản lòng. Chính thất bại đó giúp ta
kiểm tra được con đường đang đi, phương hướng đang phát triển.
Phân tích thí nghiệm thất bại nhiều khi còn dẫn tới phát minh quan trọng.