Có ngành khoa học còn cho kiêm trì là một điều kiện tiên quyết để tránh
để thành công. Muốn chọn một giống lúa mới, phải cần tới hàng chục năm
lao động và chờ đợi, phải tiến hành hàng triệu kiểm tra.
Đối với nhà khoa học chọn giống, người ta thường đặt ba yêu cầu: giành
cả đời người, ở nguyên một chỗ và phải sống lâu.
Có kiên trì trong khoa học mới giữ vững được tuổi được tuổi trẻ sáng tạo
suốt cả đời. Tuổi trẻ sáng tạo không tuỳ thuộc tuổi trẻ vật chất. Có người
chỉ khoảng 30 tuổi đã mất tuổi trẻ sáng tạo, mà có người giữ được nó tới lúc
cuối đời.
Điều cơ bản là duy trì được tò mò tìm hiểu của tuổi thơ và không cho
phép được nghỉ ngơi trên những thành tích quá khứ.
Nhà bác học Mari Culi được giải thưởng Nôben về vật lý học năm 1903,
lúc bà 35 tuổi, tới năm 1911, lại được giải thưởng Nôben về hoá học (trong
lịch sử, ít ai có thể được giải Nôben 2 lần), và hai tháng trước khi chết - bà
mất tháng 7- 1934 - bà còn tới phòng thí nghiệm làm việc, còn sửa bản thảo
của một công trình khoa học, còn phụ đạo cho học trò.
Nhà vi khuẩn học Vinagratxki, năm 97 tuổi, trong ba tháng cuối cùng của
cuộc đời, vẫn tiếp tục chữa bạn thảo của công trình nghiên cưu.
Kiên trì là luôn giữ vững nhiệt tình trong nghiên cứu, không nản lòng vì
thất bại, không nôn nóng về kết quả nghiên cứu và là chịu đựng gian khổ về
tinh thần và vật chất vì sự nghiệp khoa học.
Người nghiên cứu nào cũng phải luôn giữ vững nhiệt tình trong lao động
khoa học.
Sự hiểu biết là vĩnh viễn và vô cùng, cũng như sự vô cùng tận của thiên
nhiên. Kiến thức cũng tựa như một khối tròn và khôi tròn càng lớn thì càng
có nhiều điểm tiếp xúc với vô tận. Vì vậy, không có kết luận khoa học nào
đã kết thúc. Mỗi kết quả khoa học chỉ là thanh tựu có tính chất quá độ và
đều đặt ra những vấn đề mới cần giải quyết. Cuộc chiến đấu lâu dài với
thiên nhiên nhằm tích luỹ kiến thức sẽ không bao giờ chấm dứt.
Những nhà khoa học chân chính phải không ngừng tiến hoá và không
ngừng tìm tòi kiến thức.