KHOA HỌC HÓA SUY NGHĨ VÀ LÀM VIỆC HỌC TẬP - Trang 118

6. Năng khiếu

“Con người có thể làm được bất cứ điều gì mà một người khác đã làm

được”

Năng khiếu cũng là đức tính bẩm sinh cần thiết để có thể phát huy được

trong từng ngành khoa học.

Trí tuệ nào thích thú về tư duy trừu tượng và suy diễn lôgíc, có thể trở

thành nhà toán học tốt. Trí tuệ tìm hiểu thiên nhiên, quan tâm tới tính trật tự
trong thiên nhiên và có bàn tay khéo léo, có thể trở nên nhà khoa học tự
nhiên tốt (hoá học, vật lý học, sinh học…)

Nếu sự thích thú này hướng về các loại sinh vật, họ có thể trở nên nhà

sinh học tốt.

Một trí tuệ bình thường, thế nào cũng có một loại năng khiếu nào đó.

Một nhiệm vụ quan trọng của giáo dục là phát hiện cho được loại năng
khiếu này để hướng dẫn sự phát triển của người trẻ tuổi.

Lịch sử khoa học đã có nhiều thí dụ, nếu người thanh niên được đào tạo

theo đúng năng khiếu, anh ta có thể trở thành nhà khoa học có tài. Còn nếu
anh ta có trí tuệ thông minh xuất chúng thì sẽ trở thành thiên tài.

Nói chuyện với một nhà tâm lý học, Anxtanh đã thú nhận tâm lý học là

một môn khoa học rất khó và ông đã cố công học mà không thể nào nắm
vững được.

Nếu buộc phải học tâm lý học, chắc chắn Anxtanh sẽ chỉ trở thành nhà

tâm lý học không tên tuổi.

Nhà bách khoa Đalămbe thích toán học từ năm 13 tuổi. Nhưng bố mẹ lại

muốn cho con học y khoa vì bác sỹ lương cao và thu được nhiều tiền khám
bệnh.

Nể lời bố mẹ, ông vào học trường thuốc nhưng nửa chừng bỏ dở vị

không sao học nổi và trở lại môn toán học. Rút cục Đalămbe trở thành nhà
bác học lớn ở thế kỷ XVIII. Cùng với Điđơrô, ông đã soạn 20 tập “Bách
khoa toàn thư khoa học, nghệ thuật và công nghiệp”, trong đó ông viết phần

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.