của bà ở xa có thể nghe thấy tiếng bà gọi và trở về.
Bà mẹ trở về nhà, cứ theo lời thầy bói mà làm. Lúc gà gáy, đầu tiên bà
gọi một tiếng, con của bà chưa nghe thấy. Gọi tiếp câu thứ hai, con của bà
nghe xa xa. Đến câu thứ ba, con của bà ở mỏ đồng nghe rất rõ, vội vàng
chạy khỏi mỏ đồng, vừa lúc mỏ đồng bị sụp lở. Hai người bạn của anh ta
đều chết trong mỏ đồng. Về nhà, người con kể chuyện lại cho mẹ nghe. Hai
mẹ con đều thần phục.
Từ đó tập tục “kê hồn” (gọi hồn lúc gà gáy) hoặc “chiêu hồn” được phát
triển. Câu chuyện này cũng nói về nguồn gốc của tục “chiêu hồn”.
Người xưa quan niệm linh hồn vĩnh viễn tồn tại; vạn vật đều có linh hồn,
có ý thức như con người. Cầm thú cũng hoạt động có ý thức. Thiên nhiên
vận hành cũng có ý thức. Mặt trời và mặt trăng mọc và lặn đều có ý thức,
thảo mộc đâm chồi nảy lộc cũng có ý thức. Tự nhiên được nhân cách hóa,
thần linh cũng ra đời. Đó là sự dung hòa giữa thiên nhiên và con người.
Người ta miêu tả hoạt động của “thần”: Hà bá (thần sông) quản lý sông;
sơn thần quản lý núi; thổ địa, thổ công quản lý đất ở.
1. Thần đem Phó Thuyết ban cho Vũ Linh
Sách Quốc ngữ và Sử ký có chép: Hoàng đế Ân Cao Tông Vũ Đinh có
đức hạnh hơn người, sau khi lên ngôi quyết chí phục hưng sự nghiệp nhà
Ân - Thương. Nhưng Hoàng đế còn thiếu một bề tôi thật tài giỏi và trung
thành, vì vậy ông hết sức lo lắng phiền muộn. Trong thời gian cư tang Tiên
đế, Ân Cao Tông không nói năng, nếu cần, ông chỉ viết chữ để truyền bảo.
Sự lo lắng của Vũ Đinh làm động lòng các vị thần linh, Thượng đế. Thần
linh lấy làm xúc động, đã báo điềm mơ cho Vũ Đinh. Đêm đó Ân Cao
Tông Vũ Đinh nằm mơ thấy Thượng đế ban cho ông một cận thần tài giỏi.
Đó là một người lưng hơi gù, mặc áo vải thô, vai quàng dây thừng đang cúi
người làm việc. Đây là một người tù.
Vũ Đinh đã hỏi chuyện người này. Trong cảnh lộn xộn diễn ra trong giấc
mơ, Vũ Đinh thấy người tù đã nói với nhà vua rất nhiều chuyện đại sự có