KHOA HỌC VỚI NHỮNG GIẤC MƠ - Trang 141

VII. THẦN THOẠI VỚI CÁC GIẤC

Thần thoại là cách giải thích của nhân dân trong buổi sơ khai về những

hiện tượng tự nhiên, cũng phản ánh cuộc đấu tranh, nguyện vọng và nhu
cầu của nhân dân.

Một số nhà nghiên cứu khoa học cho rằng thần thoại là nguồn gốc của

các giấc mơ thời sơ khai. Thần thoại là hình thái ảo mộng của con người
thời xưa. Nói một cách khác, thần thoại là các câu chuyện về hành vi siêu
phàm của thần.

Enghen cho rằng: “Thần được sản sinh ra trong các giấc mơ của người

cổ xưa”.

Trong cuốn sách Ludwid Feuerbach với sự tổng kết triết học cổ điển

Đức, Enghen viết: “Thời cổ xưa, con người chưa biết đến cấu tạo của cơ
thể mình và chịu ảnh hưởng của cảnh tượng trong mơ, họ quan niệm: Con
người trong giấc mơ là linh hồn tạm thời lìa khỏi thể xác.” Điều này cũng
được một học giả phát hiện từ năm 1884 khi ông quan sát người Anh-điêng
ở Guy-a-na. Họ có quan niệm: Tư duy và cảm giác không phải là hoạt động
của cơ thể, mà là một hoạt động độc đáo của linh hồn trú ngụ trong thể xác
con người khi còn sống. Khi chết thì hồn lìa khỏi xác.

Nếu linh hồn rời khỏi xác để tiếp tục hoạt động thì như vậy bản thân linh

hồn vẫn chưa mất. Và như thế đã sinh ra một loại quan niệm: Linh hồn
không chết.

Óc tưởng tượng cho rằng linh hồn bất tử ở khắp nơi, và sức mạnh của

thiên nhiên được sùng bái, từ đó có khái niệm về “thần”.

Enghen cho rằng: Con người thời cổ xưa với người hiện nay đều giống

nhau. Sau một ngày lao động căng thẳng, khi nằm ngủ vẫn thường mơ: Mơ
là một loại hiện tượng tâm lý và sinh lý bình thường.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.