KHOA HỌC VỚI NHỮNG GIẤC MƠ - Trang 140

Lý Bạch - thi nhân đời Đường có tên tự Thái Bạch là vì bà mẹ ông nằm

mơ thấy sao Thái Bạch rơi vào bụng.

Năm thứ 9 đời Thuận Trị, nhà Thanh, khoa thi năm Nhâm Thân, người

Vô Tích đỗ trạng nguyên, tên là Trung Ỷ. Khi còn bé ông vẫn ra ngôi miếu
đầu làng cúng lễ, đêm nằm mơ thấy thần linh tựa vào mình, cho 54 hạt dưa.

Tỉnh giấc, ông đi hỏi, được người đoán giải mơ khuyên nên đổi tên cũ,

lấy tên mới là Trung Ỷ. Sau này đến tuổi trưởng thành, Trung Ỷ lấy vợ.
Được ít lâu, nhân nhàn nhã, hai vợ chồng ngồi uống trà với nhau, người vợ
bỗng lấy một vốc hạt dưa đặt xuống bàn, xếp thành hai chữ “trạng nguyên”.
Trung Ỷ nhớ ngay tới giấc mơ ngày nhỏ. Sau này ông cùng 54 thí sinh dự
thi và đỗ đầu, giống hệt sự việc xảy ra trong giấc mơ.

Từ những câu chuyện như thế, các vua chúa quan lại đời xưa thường

dựng nên những giấc mơ có nội dung có lợi cho ý đồ chính trị của mình.

Lưu Bang dựng chuyện bà mẹ mơ thấy giao hợp với rồng sinh ra Lưu

Bang, sau này thành Hán Cao Tổ.

Thúc Lương Hột và Nhan Thị đi cầu đảo, cùng ngủ với nhau ở Ni Khâu

mà sinh ra Khổng Tử nên đặt tên là Khâu, tự là Trọng Ni.

Nằm mơ thấy một hiện tượng gì có liên quan đến con người rồi lấy đó

đặt tên là việc làm bình thường ở Trung Hoa cổ. Văn học, lịch sử Trung
Hoa có nhiều điển cố loại này.

- Trang Tử nằm mơ thấy bướm.

- Khổng Tử nằm mơ thấy gấu, gặp Chu Công.
- Giang Yêm nằm mơ được bút.
- Lý Bạch nằm mơ thấy bút nở hoa.

Một thi nhân đời Đường ở Trung Hoa là Lưu Vũ Tích đã lấy tự là Mộng

Đắc, về sau nhiều người bắt chước lấy tên là Mộng Đắc hoặc tự là Mộng
Đắc.

Cho nên, để đoán giải các giấc mơ, cần dựa vào quan điểm duy vật lịch

sử thì mới không rơi vào hoang đường mê tín hoặc bị lợi dụng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.