KHOA HỌC VỚI NHỮNG GIẤC MƠ - Trang 65

III. PHƯƠNG PHÁP ĐOÁN GIẢI

NGƯỢC LẠI

Từ “phản mộng” có nghĩa là điều ngược lại của giấc mơ, do Vương Phù

nêu lên trong sách Các giấc mơ. Vương Phù nói: “Phàm các giấc mơ đều
có ‘thẳng’ và ‘ngược’.” Vậy thế nào là “phản mộng”? Vương Phù giải
thích:

- Âm cực là lành, dương cực là dữ, như thế gọi là phản mộng.
Vương Phù đưa ra một số ví dụ: Tấn Văn Công trước trận đánh thành

Phác nằm mơ thấy Sở Tử mai phục, muối đầy ngực. Thường thì việc này
rất dữ. Nhưng lâm trận, Tấn Văn Công thắng lớn. Như thế gọi là “phản
mộng”.

Theo sách Tả truyện: Vào ngày 1 tháng 4 năm 28 niên hiệu Hy Công,

Tấn Hầu nằm mơ thấy mình đánh nhau với Sở Vương. Sở Vương đè Tấn
Hầu, cắn vào ngực Tấn Hầu nhưng Sở Vương gục mặt nhận tội.

Tấn Hầu vô cùng sợ hãi. Tử Phạm là tùy tùng của Tấn Hầu giải thích:
- Đây là một giấc mơ tốt, chúng ta được trời giúp, như thế là điềm báo

quân Tấn sẽ đánh thắng quân Sở.

Tử Phạm đã vận dụng nguyên lý ngược lại để giải đoán giấc mơ của Tấn

Hầu. Tử Phạm cho rằng: Tấn Hầu tuy bị Sở Vương đè lên người nhưng mặt
Tấn Hầu hướng lên trời. Sở Vương mặt hướng xuống. Như thế Tấn Hầu
được trời giúp, Sở Vương phải nhận tội. Tử Phạm đã kết luận đây là một
giấc mơ tốt, không phải xấu như hiện tượng đã thấy trong mơ.

Trần Sĩ Nguyên, Tiến sĩ triều Minh làm quan Tư châu ở Châu Dịch có

viết bộ sách Mộng chiêm dật chỉ. Bộ sách chia làm hai phần: Sáu quyển
đầu là phần lý luận về đoán các giấc mơ, sáu quyển sau ghi chép điềm báo
của các giấc mơ, đã thu thập nhiều câu chuyện mê tín về các giấc mơ thời
xưa, tổng hợp các sách bàn về mơ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.