CHƯƠNG IV
CÁC HỌC GIẢ NGHIÊN CỨU GIẤC
MƠ
I. VƯƠNG SUNG
Các học giả Trung Hoa đánh giá Vương Sung là:
- Nhà tư tưởng tiến bộ.
- Triết gia vĩ đại Trung Hoa cổ đại.
- Nhà lý luận vô thần táo bạo, dũng cảm.
Vương Sung sống dưới thời Đông Hán (khoảng năm 27 đến 97). Ông
học giỏi, thi đỗ ra làm quan, thường chỉ được nhận những chức quan nhỏ ở
châu, quận, về sau bị bãi quan, về ở ẩn. Do tính tình cương trực, đời sống
của ông gặp nhiều khó khăn. Vương Sung viết nhiều sách nhưng do bọn
thống trị đương thời ngăn cấm nên bị thất lạc nhiều.
Xã hội Đông Hán lúc bấy giờ thịnh hành tư tưởng tiêu cực, nhiều người
mê tín, Vương Sung đã phê phán tư tưởng lạc hậu, thần bí. Ông từng nói:
“Trời là thứ không có ý chí. Trời không thể tạo ra phúc họa cho mọi người,
cũng không thể báo trước điềm lành dữ cho người.” Ông cũng bàn về mối
quan hệ giữa tinh thần và thể xác. Ông phủ định luận thuyết ý thức con
người siêu thể xác và độc lập tồn tại. Tác phẩm có giá trị nhất của Vương
Sung là tập Luận hành. Cuốn sách phê phán một cách có hệ thống những
quan niệm thần bí: bói toán, cúng lễ trừ tà, âm binh phù thủy... Cuốn sách
đã xây dựng hệ thống tư tưởng vô thần.
Tư tưởng thần bí đã có nguồn gốc từ thời xưa, khi con người còn yếu
mềm, bất lực trước thiên nhiên, thiếu tri thức khoa học, không thể chế ngự
được thiên nhiên, không nắm vững được vận mệnh của mình. Do đó họ đã