Xã hội đương thời có nhiều thứ mê tín, được người ta phối hợp làm
thành tập quán ăn sâu vào tiềm thức. Đi đâu cũng được thấy, được nghe
“tiêm” và “vĩ” là mượn danh nghĩa Khổng Tử, dùng quan điểm mê tín để
giải thích các trước tác Kinh Thư của các nhà Nho.
Theo Hậu Hán thư - Phương thuật liệt truyện, Hoàng đế Hán Quang Vũ
Lưu Tú rất tin ở lời dự báo của “tiêm”. Trong Quang Vũ Đế ký, “tiêm
ngôn” là lời phán truyền của trời: Lưu Tú phát binh bắt kẻ vô đạo tu dưỡng
đạo đức, làm đến Thiên tử. Lưu Tú lên ngôi hoàng đế, lấy lời “tiêm” làm
chỗ dựa. Đoán giải các giấc mơ thời bấy giờ cũng trở thành một thứ Tiêm
Vĩ Ngũ Hành (Tiêm Vĩ mượn Ngũ Hành để biểu hiện).
Trong tác phẩm Luận Hành, Vương Sung nói đến một loại quan điểm lúc
bấy giờ: “Người nằm mơ thấy lửa thì đoán giải là có chuyện ăn nói tranh
luận”. Bởi vì “miệng là lửa”. Đứng thứ hai trong ngũ sự là lời nói. Lời nói
liên hệ trực tiếp với lửa. Lửa tượng trưng cho lời nói.
Trong các thư viện thời Lưỡng Hán lưu hành nhiều sách Tiêm Vĩ. Thời
gian trước thì có Hoàng đế, thời gian sau có Lưu Bang với nhiều sách vở
ghi chép có liên quan đến giải đoán giấc mơ. Ví dụ: Hoàng đế triệu “ông
lão nhà trời” đến để đoán giải giấc mơ thấy hai con rồng cầm bức bản đồ
đưa ngài sang sông.
“Ông lão nhà trời” giải đoán:
- Sông có hình rồng, sóng có rùa. Đây là điềm trời giao cho cơ đồ đế
vương.
Sách Hà Đồ có chép:
Mẹ của Chu Văn Vương nằm mơ thấy cầu vồng đỏ rực, dưới chân là một
bãi hoa ngập. Sau sinh ra Văn Vương.
Sách Hậu Hán thư có viết chuyện Tế Mậu nằm mơ thấy mình ngồi trên
điện trông thấy ba cây lúa mọc rất tốt, Tế Mậu ngắt cây ở giữa nhưng đánh
mất ngay. Chủ bạ Quách Hạ đến chúc mừng cho đây là điềm tốt, giải thích:
- Đại điện tượng trưng cho công đường, nơi làm việc của chính quyền, là
phủ của các quan lớn; có lúa là có lộc, lúa là cái lộc của người và thần linh.