Giấc mơ thứ tư lại đưa Freud đến thành La Mã. Lạ thay, trên đường phố
có nhiều thông cáo tiếng Đức.
Đó là vì trước lúc có giấc mơ, Freud hẹn với bạn là sẽ gặp nhau ở Praha,
nước Tiệp, nhưng trong giấc mơ ông lại thấy mình di chuyển từ Praha sang
La Mã.
Như vậy, trong giấc mơ, Freud đã thực hiện được nguyện vọng thời học
sinh của ông, mong muốn ở Praha sẽ có nhiều người sử dụng tiếng Đức. Và
trong giấc mơ đi du lịch La Mã, ông đã thấy nhiều hình ảnh mà ông gặp
thời ấu thơ cùng với những mơ ước của mình.
Còn có một loại “mơ tái hiện”. Đó là những giấc mơ đã gặp thời thơ ấu,
đến khi trưởng thành vẫn thấy lại.
Có một thầy thuốc khoảng ngoài ba mươi tuổi nói với Freud, từ lúc bé
cho đến giờ anh ta thường thấy một con sư tử vàng trong mơ. Con sư tử
hoạt động như đang còn sống, thậm chí anh ta còn có thể vẽ ra được. Và rồi
anh ta phát hiện con sư tử mà anh ta nằm mơ là một đồ chơi bằng đất nung.
Freud còn cho rằng, sự kích thích trong và ngoài thân thể cũng là nguồn
gốc xuất hiện mơ.
Cuốn sách Hoàng Đế nội kinh của Trung Hoa thời cổ đã lấy sự thay đổi
hiện tượng sinh lý, bệnh lý của cơ thể con người để giải thích nội dung các
giấc mơ.
Hoàng Đình Kiên - nhà thơ đời Tống ở Trung Hoa có bài thơ “Lục
nguyệt thập thất nhật tẩm” (ngày 17 tháng sáu ngủ ngày) đã kể lại giấc mơ
của ông như sau: “Ngồi trên chiếu đỏ thấy dấu chân chim, loại chim sắc
trắng toát ở Thương Châu, lại thấy ngựa nằm nhai cành đậu khô tóp tép,
mơ thấy sông cuộn sóng gió mưa.” Thực ra tiếng con ngựa nhai cành đậu
khô tóp tép đã kích thích thính giác nhà thơ, khiến trong mơ ông nghe tiếng
mưa gió, cảnh tượng sóng cuộn.
Nhà bình luận Tiền Trung Thư viết:
“Nghĩ đến Thương Châu, nghe tiếng ngựa nhai tóp tép, liên tưởng mà
thấy cảnh hư ảo trong mưa gió, làm bớt cảm giác nóng nực, thỏa mãn lòng