mong muốn. Chỉ có 28 chữ trong bài thơ Thất ngôn tứ tuyệt mà một giấc
mơ hiện ra”.
Nhà thơ yêu nước Lục Du sáng tác gần một vạn bài thơ, có nhiều bài viết
về mơ, trong đó có bài “Thập thất nguyệt tứ nhật phong vũ đại tác” có
những câu thơ ý như sau:
Nằm bất động trong thôn vắng, nghĩ đến đất nước trầm luân, ban đêm
nằm mơ nghe tiếng gió mưa, cảnh ngựa sắt sông băng.
Bài thơ có âm trầm lắng, bi tráng, nhà thơ nằm bất động trong thôn cô
đơn, nghĩ đến việc rửa nhục, chống giặc, bảo vệ biên cương. Tình cảm yêu
nước của nhà thơ thật sâu sắc.
Điều này cũng miêu tả sinh động mối quan hệ giữa sự kích thích tri giác
thể xác với mơ.
Freud đã chia kích thích thể xác làm 3 loại:
Kích thích giác quan do vật bên ngoài đưa đến.
Trạng thái hưng phấn bên trong, có thể từ cảm giác chủ quan.
Kích thích nội bộ cơ thể do giác quan nội tạng phát ra.
Học thuyết của Freud về các giấc mơ cũng chịu ảnh hưởng của quan
điểm “Quyết định luận”.
Freud cho rằng con người nằm mơ với các hoạt động tâm lý khác nhau
đều có tính quy luật và đã tuyệt đối hóa tính quy luật, phủ nhận hoàn toàn
nhân tố ngẫu nhiên.
Do đó, khi giải thích ẩn ý và ý thức rõ ràng, Freud cho rằng bất cứ hiện
tượng nào xảy ra trong giấc mơ đều có ý nghĩa, đều chịu ảnh hưởng của đời
sống hiện thực.
Freud xem trọng tính năng động, chủ quan của ý thức và khả năng hoạt
động tương đối độc lập của ý thức, vì thế, khi phân tích mối quan hệ giữa
nội dung giấc mơ với hiện thực và lịch sử, Freud xem trọng tác dụng năng
động này của ý thức. Ông đã tuyệt đối hóa ảnh hưởng của kinh nghiệm hiện