ý thức. Những ảo tưởng này cần điều kiện để hình thành, dễ gặp nhất là
khi người bệnh có sử dụng các loại chất kích thích với liều lượng, nồng
độ cao. Mỗi khi ký ức phát ra các tín hiệu để được khơi gợi lại, cơ chế
bảo vệ sẽ được thiết lập, phát ra các tín hiệu giả là ảo tưởng, khiến
người bệnh không bao giờ có thể đối mặt với ký ức thật.
Thôi miên trị liệu là một biện pháp được sử dụng trong tâm lý học,
nhằm mục đích thay đổi nhanh chóng những hành vi cực đoan mà con
người mắc phải. Thôi miên trị liệu đặc biệt hiệu quả với những bệnh lý
liên quan đến xáo trộn tâm lý.
Thông thường, các biện pháp trị liệu tâm lý khác đều sử dụng những
giải thích, lý luận, dẫn chứng để giúp người bệnh khai thông nhận thức
cá nhân, từ đó có thể nâng đỡ tâm trạng, tạo động lực cho người bệnh
tâm lý thay đổi hành vi, thái độ sống của mình. Mễ đã từng áp dụng
phương pháp này với Khuê và Ân, khi dùng ngôn ngữ để giúp hai người
loại bỏ đi những suy nghĩ tiêu cực của mình. Phương pháp này rất xác
đáng và có giá trị, nhưng hiệu quả đôi khi lại bị hạn chế vì sự kiểm
duyệt của ý thức. Tức là ý thức của người bệnh khi đó vẫn còn rất mạnh
mẽ, tỉnh táo, đủ khả năng phân tích đúng sai để đón nhận luồng thông
tin nhận được.
Trong thôi miên trị liệu, điểm quan trọng nhất chính là làm ý thức của
người bệnh rơi vào trạng thái suy yếu nhất có thể, và những gợi ý tích
cực được đưa thẳng vào tiềm thức mà không vướng phải các trở ngại.
Hoặc đối với những bệnh nhân đã hình thành cơ chế bảo vệ ý thức bằng
ảo tưởng, việc thôi miên có mục đích phá vỡ các ảo tưởng, đưa người
bệnh đối mặt với thực tế, dù có khi, thực tế đó hoàn toàn không tốt
đẹp.
Nói cách khác, thôi miên là một công cụ giúp khai mở tiềm thức của
người được thôi miên. Một khi tiềm thức đã được mở, công việc còn lại
của người làm trị liệu chính là chọn cách khéo léo nhất để can thiệp