không gặp phải những vấn đề trên. Bạn cũng nên áp dụng quy
trình đó vào công việc của bản thân.
7. Quy trình “thoát” công ty
Cộng tác cùng nhau để phát triển doanh nghiệp là điều mà ai
cũng mong muốn. Nhưng không phải lúc nào bức tranh khởi
nghiệp cũng màu hồng. Vì vậy, hãy hoạch định sẵn một quy
trình “thoát” khỏi doanh nghiệp dành cho những cổ đông sáng
lập. Trong đó, bạn vạch ra các bước cần thiết để giải quyết khi
“thoát” công ty: “thoát” bằng cách nào, khi nào thì “thoát”, để
chính bạn và những người đồng sáng lập còn lại không phải
muốn “thoát” lúc nào thì “thoát”; không phải muốn “thoát”
bằng cách nào thì “thoát”.
Tất cả các quy trình này vẫn cần thiết khi doanh nghiệp bạn lớn lên, vì vậy
hãy xây dựng nó ngay từ bước đầu khởi nghiệp và cải tiến dần để nó phù
hợp với quy mô doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
Tóm lại, nếu bạn là một công ty khởi nghiệp xuất sắc, bạn sẽ không cần sao
chép hoặc làm theo quy trình của các đối thủ, thậm chí cả những việc rất cơ
bản. Sáng tạo là yếu tố chủ chốt, do đó hãy áp dụng những quy trình tinh
gọn nhưng hiệu quả hơn đối thủ và các công ty lớn. Tuy nhiên, việc không
có quy trình sẽ không làm bạn trở nên “khác biệt” hơn. Nếu không có quy
trình, có thể bạn sẽ vận hành công ty theo sở thích hơn là một doanh nghiệp
bài bản. Sở thích đem lại niềm vui, nhưng nó thường tiêu tốn nhiều chi phí
hơn việc tạo ra tiền để nuôi sống doanh nghiệp.
“Một mô hình kinh doanh thành công cần đem lại cho xã hội giải pháp
để giải quyết những vấn đề đang còn tồn tại. Trước hết, đó phải là
những sản phẩm hay dịch vụ tốt hơn sản phẩm/dịch vụ hiện tại. Muốn
vậy, chúng ta phải không ngừng sáng tạo, gây dựng cho mình và doanh
nghiệp của mình văn hóa đam mê sáng tạo ngay từ những ngày đầu.”