Các phi công Mỹ bị bắn rơi trong trận không chiến tại Guadalcanal
được khu trục hạm của ta vớt lên và bắt làm tù binh. Những câu chuyện của
họ khiến chúng ta quá đỗi ngạc nhiên. Nào là sau khi chiến đấu một tuần họ
sẽ được quay về hậu phương, ở đó nghỉ ngơi đầy đủ, sau đó mới lại ra tiền
tuyến. Hơn nữa, nếu chiến đấu vài tháng thì sẽ được rời khỏi chiến trường.
Khi tin này lọt ra, thành viên phi đội bọn ta mang một tâm trạng khó
nói. Chúng ta không bao giờ được ban phát những thứ như nghỉ phép, lại
phải xuất kích gần như hằng ngày.
Các phi công ưu tú ngày càng giảm như lược mất răng. À không,
chính là cái chết bắt đầu với những phi công như thế. Với lý do các phi
công ít kinh nghiêm sẽ có khả năng bị bắn hạ và đánh mất những chiếc máy
bay quý giá, nên các phi công lão luyện được ưu tiên xuất kích. Họ xem
trọng những chiếc máy bay hơn phi công. Bay quãng đường một chiều hơn
ba giờ đồng hồ, chiến đấu bảo vệ Chuko trên bầu trời địch đã mai phục, sau
đó lại quay về hơn ba giờ đồng hồ. Chuyện đó lặp đi lặp lại, khiến thể lực
và khả năng tập trung tất yếu bị giảm sút. Chúng ta dù chỉ một lần mắc sai
lầm cũng là chấm hết. Thất bại với chúng ta không phải là thứ dẫn tới thành
công để mà được phép tái diễn. Thất bại một lần tất cả sẽ chấm dứt. Ta
thường nghe trong các trận bóng chày chuyên nghiệp câu “Ném hụt một
quả chết người”. Lái máy bay chiến đấu nếu ném hụt một quả thì đúng với
chữ chết người.
Nói sang chuyện khác, sau chiến tranh ta đọc tài liệu về các phi công
át chủ bài của Đức, có một chuyện đã làm ta kinh ngạc. Đứng đầu là
Hartmann đã hạ 350 chiếc, các Ace bắn hạ hơn 200 máy bay có đến mười
mấy người. Chuyện đó Hải quân Nhật Bản không thể nào nghĩ đến. Nhưng
thiết nghĩ đó là do họ chiến đấu trên bầu trời Đức Quốc Xã. Đây chính là
lợi thế lớn của sân nhà. Dù bị bắn rơi, họ vẫn có thể thoát thân bằng cách
nhảy dù, dù động cơ trục trặc cũng có thể tiếp đất kịp thời. Bởi vì họ chặn
đánh quân địch đến tấn công nên có thể phục kích, lại không phải lo về
nhiên liệu. Chúng ta thì không được cho cơ hội thứ hai. Trong cuộc chiến
khốc liệt như thế, những người bắn hạ hơn trăm chiếc như anh Iwamoto
Tetsuzo và anh Nishizawa Hiroyoshi thực sự là những chiến binh ưu tú.