Sau chiến tranh, ta bắt đầu nghề vận tải. Ta nói đi nói lại với nhân viên
của mình là dù thế nào cũng phải ngủ, đừng nghĩ sẽ lái xe bằng sức mạnh
tinh thần. Có phải nhờ thế hay không thì ta không rõ, nhưng công ty vận tải
của ta hầu như chưa hề xảy ra sự cố nào nghiêm trọng.
Tuy nhiên, tiểu đội trưởng Miyabe lại bị một bộ phận thành viên phi
đội nói xấu sau lưng. Đó là do cách chiến đấu của anh khi đảm nhiệm vai
trò bảo vệ Chuko, hỗ trợ họ ném bom. Nhiều phi công Reisen ưu tú vì bảo
vệ Chuko mà đã mất mạng.
Tiểu đội trưởng cũng truy đuổi máy bay chiến địch đến tấn công
Chuko, nhưng anh ấy quyết không dùng thân mình đỡ đạn thay Chuko.
Anh ấy cũng không cho bọn ta làm thế. Cách tác chiến như thế bị một bộ
phận thành viên phi đội gọi là “Thằng tồi.” Ta nhiều lần đảm nhiệm vị trí
thành viên đội bay của tiểu đội trưởng nên cũng bị đánh giá như vậy.
Các cháu muốn hỏi ta nghĩ sao phải không? Cầu hỏi khó trả lời đấy.
Reisen chỉ có một người lái. Phi hành đoàn Chuko thi có 7 người. Nếu
đổi một mạng người mà có thể cứu được 7 người, về chiến thuật thì chắc
hẳn là việc đáng hy sinh. Nhưng nếu mất đi một phi công ưu tú như tiểu đội
trưởng thì có phải là có nhiều sự hy sinh hơn không. Chuyện này khó mà
trả lời được. Miyabe nghĩ thế nào ta không biết. Nhưng ta nghĩ, có thể
người đó không muốn chính mình phải chết.
Từ nửa sau năm 1942, chiến thuật của Mỹ đối với Reisen đã thay đổi
hoàn toàn.
Đến lúc đó quân Mỹ vốn đã ít chiến đấu trực diện với Reisen, nhưng
sau năm 1942, họ bắt đầu né tránh giao chiến với Reisen một cách rõ rệt.
Sau khi thực hiện triệt để Bắn và thoát thì hai chiếc lập tức tạo thành một
nhóm tấn công, chiến thuật mới của quân Mỹ đã khiến chúng ta bối rối.
Sau chiến tranh khá lâu ta mới biết, vào tháng Bảy năm 1942, quân
Mỹ đã có được một chiếc Reisen nguyên vẹn. Sau khi xem xét nó, họ đã
đưa ra biện pháp đối phó.
Đó là do một Reisen phải hạ cánh bất đắc dĩ tại đảo Akutan trong
chiến dịch quần đảo Aleutian. Phi công do hạ cánh khẩn cấp đã tử thương,
sau đó chiếc Reisen này bị máy bay tuần tra Mỹ phát hiện.