phắt trở thành tội phạm chiến tranh, bị dân trong làng nhìn bằng ánh mắt
lạnh nhạt. Không gì đau lòng bằng giai đoạn ấy.
Những biến cố và con người liên quan đến tấn công cảm tử nhiều vô
số, nhưng dù thế nào ta cũng không thể tha thứ cho Đô đốc Hạm đội Không
quân Năm Ugaki Matome. Ugaki sau khi biết chiến tranh sẽ kết thúc, đã
tìm chỗ chết cho mình, ông ta dẫn theo 17 thuộc cấp đi tấn công cảm tử.
Cha của đại úy Nakaturu, một trong những người bị dẫn theo đã nói rằng,
“Nếu muốn chết, ông ấy chết một mình đi.” Quả đúng vậy.
Tuy nhiên, có cả những người ta không thể quên. Đó là thiếu tá
Minobe Tadashi, người kiên quyết phản đối tấn công cảm tử.
Thiếu tá Minobe là người đã phản đối thẳng thắn phương châm “Toàn
lực tấn công tự sát” do tham mưu trưởng thông báo trong hội nghị tác chiến
mặt trận Okinawa của Hạm đội Liên hợp được tổ chức tại Kisarazu với sự
tham gia của hơn 80 chỉ huy.
Quân lính bị áp đặt rằng “Lệnh của cấp trên là lệnh của Thượng Đế.”
Với tội kháng lệnh nếu bị đưa ra Tòa án quân sự có thể sẽ bị tử hình. Vậy
mà thiếu tá Minobe đánh cược bằng tính mạng mình, mạnh dạn phản đối.
Không những vậy còn hỏi ngược lại vị thượng cấp rằng, “Đưa các máy bay
luyện tập ra tấn công cảm tử là điều vô cùng khủng khiếp. Nếu các vị nghĩ
tôi nói láo thì có thể leo lên máy bay tập luyện thử tấn công đi. Tôi sẽ bắn
rơi toàn bộ bằng Reisen.”
Khi biết được những lời thiếu tá Minobe đã nói, ta khâm phục từ tận
đáy lòng, không ngờ trong Hải quân Đế quốc cũng có vị chỉ huy dũng cảm
đến thế. Nếu trong hội nghị ngày ấy có nhiều người như thiếu tá Minobe thì
cuộc tấn công cảm tử Okinawa không chừng đã không xảy ra.
Tên của thiếu tá Minobe Tadashi không được nhiều người Nhật biết
đến là thiếu sót của nghề làm báo.
Tại sao anh ấy lại không được biết đến? Ta nghĩ đó là do quá trình
hoạt động của anh ấy sau chiến tranh. Thiếu tá Minobe sau chiến tranh là sĩ
quan của Lực lượng tự vệ. Các phóng viên tiến bộ nghĩ xấu về Lực lượng
tự vệ ắt chẳng tán dương sĩ quan của họ đâu phải không? Thêm một điều