nữa, Minobe không hoàn toàn chối bỏ tấn công cảm tử. Sau chiến tranh,
anh ấy từng bày tỏ rằng, “Khi không còn biện pháp tấn công nào hiệu quả
ngoài tấn công cảm tử thì cũng đành phải chọn cách đó.” Dù vậy, thiếu tá
Minobe đã không cho bất cứ máy bay nào trong đội của mình tham gia cảm
tử.
Minobe mới chính là một người Nhật có bản lĩnh thật sự. Anh ấy được
đánh giá cao tại hải ngoại hơn là ở Nhật. Thật đáng tiếc. Ta nghĩ đó là
người chúng ta không nên cho vào quên lãng.
Thiếu tá Shido Saburo cũng là một chỉ huy chiến đấu cơ anh dũng.
Shido Saburo là vị chỉ huy 13 chiếc Reisen trình diễn màn mở đầu ngoạn
mục tại Trung Hoa đại lục. Sau đó, anh chiến đấu tại Rabaul rồi chuyên về
Mariana và Leyte. Năm cuối thế chiến thì trở thành Phi đội trưởng phi đội
203 của Kagoshima. Thế nhưng trước sự kêu gọi toàn quân tấn công cảm tử
của cấp trên, một chiếc anh ấy cũng không cho tham gia.
Thiếu tá Okajima Kiyokuma thuộc phi đội chiến đấu 303 cũng kiên
quyết từ chối đưa máy bay tấn công đi tự sát, dù bị Bộ tư lệnh tuyên bố là
kẻ phản quốc. Trong số các sĩ quan xuất thân từ trường Quân sự Hải quân
cũng có những người bản lĩnh như thế đó. Tiếc là số lượng ấy quá nhỏ
nhoi.
Chúng ta nói chuyện về thầy Miyabe nào!
Thầy ấy là một giáo quan tuyệt vời, được nhiều học viên dự bị ngưỡng
mộ. Cung cách tử tế, giọng điệu lễ độ, hoàn toàn không giống các quân
nhân. Tuy vậy, cả người thầy toát lên một uy lực gì đó rất khó diễn tả. Bọn
ta bàn tán rằng đó là chính là sự chuyên nghiệp.
Chúng ta không được huấn luyện không chiến. Bởi vì các học viên dự
bị đều là phi công tấn công cảm tử.
Chúng ta bị bắt viết đơn tình nguyện tham gia tấn công vào ngày cuối
của khóa đào tạo. Đó là một mệnh lệnh mang hình thức đơn xin tự nguyện.
Chính vì thế mà các cảm tử quân bị những người ban lệnh nói rằng ‘Bọn
chúng tham gia tấn công là do ý nguyện của bản thân.’ Và sau sáu mươi
năm vẫn tiếp tục bị những người như anh chàng vừa rồi phán xét đấy. Ta