nhưng họ cũng giống các cảm tử quân vậy. Giai đoạn ấy, ngay cả những
máy bay trinh sát cũng không thể quay về.
Có lần ta đã hỏi thiếu úy Miyabe.
“Máy bay yểm trợ cũng giống đội cảm tử quân phải không?”
Thiếu úy Miyabe lập tức phản bác.
“Hoàn toàn khác. Đúng là trong hoàn cảnh đó máy bay yểm trợ cũng
gặp khó khăn. Nhưng dù thế, chúng tôi vẫn là thập tử nhất sinh, dù tuyệt
vọng cũng có thể chiến đấu để sống sót. Nhưng các cảm tử quân là thập tử
vô sinh.”
Thập tử vô sinh là từ được dùng để nói về đội cảm tử quân Thần
phong thời ấy. Trong tiếng Nhật có từ Hisshi
, dù ý chỉ liều mạng nhưng
nghĩa thực sự không phải vậy. Thập tử vô sinh thì khác, ngay từ đâu đã
định sẵn là sẽ chết rồi.
Bi thảm nhất trong các cuộc tấn công cảm tử là đội Thần Sấm.
Thần Sấm là đội Oka, không có cuộc tấn công nào kinh khủng hơn
thế. Chiếc máy bay ném bom trên mẫu hạm kiểu 1 là loại bom người.
Không chuyện nào táo bạo hơn thế. Trong trận xuất kích đầu tiên vào tháng
Ba, đội Thần Sấm gồm 18 chiếc máy bay ném bom kiểu 1 toàn bộ đã
không quay về. Trong số 30 chiếc Reisen hộ tống, có đến 10 chiếc hy sinh.
Ta nghe nói vì số lượng máy bay hộ tống không đủ nên Tư lệnh và tham
mưu đã khuyên Trung tướng Ugaki cho hoãn kế hoạch, nhưng Trung tướng
gạt phắt. Trung tá Nonaka — người dẫn đầu đội ném bom đã xuất kích sau
khi nói “Không có chiến dịch nào ngu ngốc hơn thế!”
Ngày hôm ấy, ta đợi tín hiệu từ đội ném bom, nhưng một tín hiệu nhỏ
cũng không có, kể cả tin “Đã nhìn thấy chiến cơ địch.” Điều đó thật kỳ lạ!
Trên máy bay ném bom thuộc mẫu hạm kiểu 1 có cả thông tín viên chuyên
môn. Dù bị chiến cơ địch đánh chặn, cũng vẫn có thể đánh điện “Đã thấy
chiến cơ địch.” Vậy mà cả 18 chiếc máy bay ném bom không gửi một dòng
điện tín nào. Ta nghĩ, phải chăng đó là sự ngấm ngầm chống đối của Trung
tá Nonaka.