Thường thì tiệm vật liệu đã hết hàng và thời gian không còn nhiều
để thay đổi được gì. Thế nhưng, thói quen đợi đến giờ chót vẫn hiện
diện. Tôi cũng đã nhiều lần trễ chuyến tàu trong quá khứ nên rất
thông cảm. Nhất là khi sự thay đổi thường đem đến những cảm giác
không an toàn.
Với tôi, khi cơn bão đang đi qua, thì mình phải tìm đến một góc
nhỏ bình an nào đó trong căn nhà đã sửa chữa chuẩn bị cho thiên tai,
xem DVD của một phim hào hứng hay đọc một cuốn sách thú vị qua
Ipad, đợi cơn bão tạnh. Không còn gì để bàn thêm hay suy nghĩ,
nhất là về chuyện TCT.
Dĩ nhiên, căn nhà sẽ phải sửa lại hay phải vẽ đồ án để xây mới lại
hoàn toàn, tùy theo sự hư hại do cơn bão đem lại. Còn suy nghĩ về
chuyện sửa hay đập bỏ trước khi bão đến thì hơi… thừa thãi. Nhưng
nếu có vài người bạn tâm tình, ta có thể quây quần cạnh lò sưởi,
trao đổi với nhau những tư duy và phản biện về thế thái nhân tình
thì cũng là những khoảnh khắc êm đềm của đời sống.
Một anh bạn quả quyết rằng tôi và những tên tư bản ngoan cố
đã sai lầm từ căn bản khi nghĩ rằng thị trường luôn luôn đúng và để
mặc thị trường chỉnh sửa mọi khủng hoảng. Chính cơ chế thị trường
đã gây ra những cuộc khủng hoảng này vì bốn nhân tố chính: tâm
lý ngu dốt dễ xao động của đám đông; sự đầu cơ và thao túng của
các nhóm tài phiệt; sự xáo trộn mọi trật tự xã hội khi thị trường điều
chỉnh hay thay đổi; và luật cung cầu luôn có khuynh hướng đi quá
đà tạo nên những bất ổn không cân đối về giá cả. Anh nói thêm
về hiện tượng “Chiếm Phố Wall” như một dấu hiệu trở lại của
nền kinh tế chỉ huy.
Anh bạn nhận xét chính xác về thực thể của nền kinh tế thị
trường. Đa số người dân dễ bị tâm lý bầy đàn; lòng tham của con
người thường không có đáy nên họ sẽ lợi dụng quyền lực và tiền bạc