để kiếm chác thêm khi có cơ hội; giá cả thị trường thì chông chênh
như con tàu trong sóng lớn, lúc quá thấp, khi quá cao; và trên hết,
mỗi khi thị trường điều chỉnh, trước hay sau khủng hoảng, đều gây
những biến chứng vô cùng khó chịu.
Vì vậy, các nhà đại trí thức và lý thuyết gia đẳng cấp, các chính
trị gia siêu việt và các tâm hồn trẻ đầy nhiệt huyết đã cùng nhau
làm một thí nghiệm cải tổ tận gốc rễ nền kinh tế thị trường. Họ
may mắn được nhiều quốc gia tham dự, trong đó Liên bang Xô
Viết đăng ký 70 năm và Trung Quốc hơn 30 năm. Những nhân vật
tự cho là “tài giỏi khôn ngoan” này được toàn quyền quyết định về
mọi việc liên quan đến nền kinh tế, từ phối trí nguồn vốn,
nhân công, sản phẩm, giá cả, đến các chương trình nghiên cứu, sử
dụng công nghệ, tiếp thị và hậu mãi. Đây là một cuộc thí nghiệm về
kinh tế lớn lao và sâu rộng nhất trong lịch sử loài người. Kết quả là
một trải nghiệm quý giá gấp ngàn lần các học thuyết đã đoạt giải
Nobel về kinh tế và xã hội.
Do hạn chế lịch sử nên “các đỉnh cao trí tuệ” này đã kiên trì theo
đuổi lý thuyết của mình suốt vài thế hệ. Ngay cả khi các bộ lạc
hoang dã ngu ngơ từ châu Phi thí nghiệm thử vài năm rồi bỏ cuộc,
các quan chức Xô Viết vẫn tiếp tục hành trình và những ai muốn
phản đối thì đã có Siberia hay bức tường Berlin. Thành tích duy
nhất họ đạt được là một xứ Nga, một xứ Tàu nghèo hơn là lúc trước
khi thí nghiệm, tính theo GDP và thu nhập cá nhân.
Dĩ nhiên, trong suốt thời gian thí nghiệm, nền kinh tế Liên Xô
và Trung Quốc không bao giờ gặp khủng hoảng hay xáo trộn về giá
cả, lãi suất hay tỷ giá. Cái giá phải trả cho sự ổn định về xã hội này
chắc người dân Triều Tiên biết rõ và cũng đã muốn thay đổi.
Thực sự, cả thế giới phải tri ân sâu đậm nhân dân Liên Xô và Trung
Quốc đã thử nghiệm để chúng ta tránh xa cái hoang tưởng tuyệt vời
của ý tưởng này. Điều nghịch lý là cho đến thế kỷ 21 của nền kinh