cần gì và muốn gì để kế hoạch tiếp thị và hậu mãi thu hút được
doanh thu cao nhất. Do không nắm vững các yếu tố này nên các
nhóm tổ chức “sòng bài” thường có nhiều hoang tưởng về trò chơi
và tay chơi. Thử phân tích một vài thông điệp PR của nhóm tổ chức
về lý do tại sao các nhà đầu tư nước ngoài phải đổ tiền vào Việt
Nam, ta có ngay bằng chứng về sự hoang tưởng, ấu trĩ này.
Giá P/E của công ty trên sàn Việt Nam rẻ
nhất châu Á
Khi chúng ta dùng “giá rẻ” để làm vũ khí cạnh tranh thì vô tình
chúng ta thú nhận là hàng hóa của chúng ta không có chất lượng hay
thương hiệu gì. Dù ai cũng ham lời và tiết kiệm, nhưng trong việc
đầu tư và kiểm soát rủi ro, phần lớn các nhà tài chính thích những
sản phẩm chất lượng và tăng trưởng bền vững.
Vả lại, điều lệ của các quỹ đầu tư đòi hỏi những tiêu chí và thẩm
định (rating) khá cao về sản phẩm, cho nên có lẽ khoảng 95% các
công ty niêm yết ở Việt Nam không đáp ứng nổi nhu cầu này, dù
được bán với giá rẻ mạt.
Trong 6 tháng đầu năm 2012, sàn Việt
tăng giá 22%
Đây là một thông điệp PR coi qua thì đẹp mắt, nhưng nó không
“xi-nhê” gì đối với các quyết định đầu tư. Yếu tố quan trọng
nhất là thanh khoản. Rất nhiều chuyên gia đầu tư đã rơi vào tình
trạng kiếm được mức lời tới 100% trong phi vụ của mình, nhưng
không sao thoái vốn được vì thị trường mất thanh khoản. Cho đến
khi rút được thì đã phải bán tháo, bán lỗ.