chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, có sự khác biệt khá sâu rộng giữa hai nền
kinh tế.
Trước hết, dù chịu nhiều thách thức, đồng đô la Mỹ vẫn là bản
vị chính trong các thanh toán quốc tế. Sự sụt giảm tỷ giá đồng
đô la Mỹ sẽ khiến các dự trữ ngoại hối của Trung Quốc, Nhật
Bản, Singapore… mất giá trị nhanh chóng. Các nhà cầm quyền
nơi đây đã làm đủ cách để giúp Mỹ và giúp chính họ giữ bình ổn.
Nền kinh tế Mỹ phần lớn vẫn dựa trên vận hành thị trường, với
những doanh nghiệp tư nhân năng động, sáng tạo và mạo hiểm.
Nhiều nhà sáng lập các doanh nghiệp mũi nhọn của nền kinh
tế là những di dân từ châu Á, Đông Âu… với mộng ước xây dựng
những sự nghiệp lớn lao trên sân chơi lớn nhất toàn cầu. Trong
khi đó, đầu tàu của kinh tế Việt vẫn là những doanh nghiệp nhà
nước, với nhiều đặc quyền, đặc lợi.
Thêm vào đó, đầu tư FDI và FII vào Mỹ lại gia tăng trong các
khủng hoảng kinh tế toàn cầu vì sự ổn định và minh bạch của cơ
chế quản lý. Các suy giảm về FDI và FII cho Việt Nam là những
tín hiệu ngược lại.
Trong khủng hoảng tài chính năm 2008, do nợ xấu từ giá bất
động sản sụt giảm, các ngân hàng Mỹ đã công khai các số liệu và
tình trạng của những sản phẩm tài chính để chính phủ Mỹ và các
nhà đầu tư có thể đánh giá (stress test) khả năng sinh tồn của
mình. Nhiều định chế hàng đầu như Lehman Bros hay
Countrywide… phải phá sản và nhiều ngân hàng hay hãng bảo
hiểm siêu cấp phải bán đi phần lớn vốn cho các nhà đầu tư
mới, kể cả chính phủ. Mọi biện pháp của chính phủ Việt Nam và
các nhóm sở hữu ngân hàng vẫn diễn ra sau bức màn che, nên
không ai bên ngoài có thể tiên đoán bất cứ điều gì về vấn đề
hay diễn biến.