− Có hai cách để khuếch trương, một là theo chiều ngang – đa
ngành, cái này tôi hoàn toàn không ủng hộ. Hai là theo chiều dọc,
tức là vừa sản xuất vừa muốn nắm luôn cả nguyên liệu vật liệu
đầu vào, tiêu thụ, thị trường, cách này tôi ủng hộ. Tùy vào chiến
lược của mỗi công ty mà lựa chọn các phương thức khác nhau. Nhưng
nếu nguồn nguyên liệu công ty bạn nhập có nhiều đối thủ tham
gia cạnh tranh cùng cung cấp thì không cần phải lo lắng vì giá cả
sẽ tốt. Như vậy, không nên gia nhập thị trường này. Ngược lại, nếu
công ty phải phụ thuộc quá nhiều vào một hoặc hai đơn vị độc
quyền thì nên mở rộng đầu tư để nắm cả khâu nguyên liệu, tiêu
thụ cho chắc ăn.
◆ Nhưng có người nói không nên bỏ quá nhiều quả trứng vào
một giỏ đầu tư. Vậy với những người muốn đa dạng hóa danh
mục đầu tư thì nên làm như thế nào, thưa ông?
− Lời khuyên của tôi là đầu tư thì nên đầu tư nhiều ngành,
nhiều rổ nhưng đó là dưới góc độ cá nhân, còn làm quản lý thì nên
quản lý một ngành. Ngành nào thích hợp nhất, làm giỏi nhất thì
chăm chú vào làm thay vì chạy lăng xăng nhiều ngành.
?
◆ Nhiều ý kiến cho rằng, trình độ chuyên nghiệp theo từng
lĩnh vực tại Việt Nam chưa cao nên điều kiện gia nhập ngành dễ. Vì
thế, khi chưa kịp chuyên nghiệp thì các doanh nghiệp đã bị cạnh
tranh sứt đầu mẻ trán. Ông nghĩ sao?
− Đương nhiên. Khi rào cản thấp thì nhiều người chạy vào. Cứ
nhìn thử ở Việt Nam, tôi thấy nhiều nhất là kinh doanh tiệm cà
phê, ai cũng làm cà phê. Bởi điều kiện để kinh doanh trong lĩnh vực
này không khó.