Nền kinh tế nào cũng vậy, nếu năm qua suy giảm là do hậu quả
của một số chính sách những năm trước, nhất là thời kỳ khủng
hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Lúc đó, để cứu các doanh
nghiệp khỏi nguy cơ phá sản, chính quyền tung tiền hỗ trợ lãi
suất. Đây là chính sách không thông minh lắm. Vì, năm qua lạm
phát cao là do lượng tiền bị tung ra nhiều; các doanh nghiệp yếu
được cứu sống trở thành gánh nặng cho nền kinh tế, gánh nặng
cho các doanh nghiệp mạnh. Ngoài ra, năm qua chúng ta bị ảnh
hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế giới. Cuộc khủng hoảng nợ công
châu Âu rơi vào vòng xoáy tồi tệ. Người dân các nước giàu trong
khối này không muốn chính phủ bỏ tiền thuế của mình ra cứu
các nước đang khó khăn. Một vài nước thuộc khối này chắc chắn
sẽ tách khỏi liên minh. Ngay cả Trung Quốc cũng đang đối diện với
vô vàn khó khăn.
Trong bối cảnh đó, kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng vì thị trường
xuất khẩu của chúng ta chủ yếu là Mỹ Âu, châu Phi và thị trường
nhập khẩu chủ yếu là Trung Quốc. Trước đây, chúng ta phát triển
bằng cách tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có nhưng nay
đã một phần cạn kiệt, không còn là lợi thế cạnh tranh. Những trái
ngon thấp thì chúng ta đã ăn hết rồi, còn những trái trên cao khó
hái hơn.
Điểm yếu của nền kinh tế trong những năm qua thấy rõ nhất
là ở hệ thống ngân hàng và bất động sản. Nếu áp dụng tiêu chuẩn
thế giới vào Việt Nam thì đa số ngân hàng của chúng ta không đạt
chuẩn. Giá bất động sản thì quá cao, cao hơn ở Mỹ, đó là thực tế
không thể chấp nhận. Thu nhập của người dân Mỹ hơn Việt Nam
đến 40 lần nhưng giá nhà đất của họ rẻ hơn chúng ta đến hơn
phân nửa. Điều này phải được điều chỉnh. Khi điều chỉnh thì có
doanh nghiệp trắng tay, nhưng phải chấp nhận. Ví dụ như bị bệnh
thì phải biết nguyên nhân để điều trị tận gốc, chứ uống vài viên