Tất cả điều này tạo nên sinh khí mới. Nếu doanh nghiệp và
chính phủ biết nắm bắt những cơ hội này thì những năm tới Việt
Nam sẽ phát triển bền vững. Khủng hoảng cũng giống cơn bão
mạnh quét sạch những bụi bặm để ngày mai tươi sáng hơn.
Đầu tư hai ngành lớn
Về phương hướng phát triển, theo tôi, chúng ta nên tập trung vào
nền nông nghiệp và công nghệ thông tin. Hiện nay, mục tiêu của
chính phủ là đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công
nghiệp.
Nhưng theo tôi, nên đặt mục tiêu phát triển nông nghiệp là hướng
đi chính vì Việt Nam có quá nhiều lợi thế ở ngành nghề này.
Chúng ta có vùng nông nghiệp rộng lớn, người dân ở đó không nghèo
vì nhờ đồng ruộng. Nếu lấy đất của họ để làm các khu công
nghiệp thì nông dân trở thành người thành thị nửa vời, họ sẽ vào các
nhà máy làm thêm, nghề nghiệp không ổn định. Từ chỗ là những
người có cuộc sống ổn định, họ trở nên bấp bênh trên chính quê
hương của mình. Tôi thường lấy thí dụ về xứ Israel năm 1948 khi
vừa lập quốc. Một triệu người dân cô đơn trên vùng sa mạc khô cằn
đối diện với một thế lực thù địch của hơn 100 triệu người Ả Rập.
Chính quyền ưu tiên cho chương trình hiện đại hóa nông nghiệp để
bảo đảm nhu cầu thực phẩm trong chiến tranh. Các nhà khoa học,
chuyên gia đổ công sức vào nghiên cứu công nghệ và quy trình phát
triển để hữu hiệu hóa mọi giai đoạn sản xuất. Kết quả là sau 10
năm, Israel đã trở thành một quốc gia xuất khẩu nông sản cho thị
trường Âu Châu và cả cho vùng đất mầu mỡ Phi Châu.
Không lý do gì bài học Israel lại không thể ứng dụng rộng rãi ở Việt
Nam, nơi 67% dân số vẫn mưu sinh bằng nông nghiệp, nơi môi