KHÔNG ĐẾN MỘT - Trang 16

Thách thức của tương lai

15

Bởi vì toàn cầu hóa và công nghệ là hai trạng thái

khác nhau của sự phát triển, nên cùng một lúc chúng
ta có thể có cả hai, hoặc một trong hai, hoặc không có
cái nào hết. Ví dụ, từ 1815 đến 1914 là khoảng thời
gian của sự phát triển nhanh chóng cả về công nghệ
lẫn toàn cầu hóa. Giữa thế chiến thứ nhất và chuyến đi
của cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger để mở lại quan hệ
ngoại giao với Trung Quốc năm 1971, có một sự phát
triển công nghệ mạnh mẽ và không có phát triển nào
đáng kể về mặt toàn cầu hóa. Kể từ năm 1971, chúng
ta đã chứng kiến toàn cầu hóa mạnh mẽ cùng với phát
triển hạn chế về công nghệ, phần lớn chỉ có IT.

Kỷ nguyên toàn cầu hóa khiến ta dễ tưởng tượng

rằng, những thập kỷ phía trước sẽ mang lại nhiều sự
hội tụ và sự giống nhau. Ngay cả ngôn ngữ hàng ngày
của chúng ta cũng cho thấy chúng ta nên tin vào một
kiểu chấm dứt về công nghệ của lịch sử: sự phân chia
thế giới thành các quốc gia phát triển và các quốc gia
đang phát triển có nghĩa là thế giới phát triển đã đạt
được những thứ cần phải đạt, và những nước nghèo
hơn thì cần phải đuổi cho kịp.

Nhưng tôi không nghĩ điều đó đúng. Câu trả lời của

riêng tôi cho câu hỏi tương phản trên là phần lớn mọi
người nghĩ tương lai của thế giới sẽ được định nghĩa
bởi toàn cầu hóa, nhưng sự thật là công nghệ sẽ quan
trọng hơn. Nếu không có những thay đổi công nghệ,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.