K H Ô N G Đ Ế N M Ộ T
16
nếu Trung Quốc tăng gấp đôi sản lượng năng lượng
trong hai thập kỷ tới, ô nhiễm không khí cũng sẽ tăng
gấp đôi. Nếu mỗi người trong hàng trăm triệu hộ gia
đình ở Ấn Độ sống theo cách mà người Mỹ đã sống
- chỉ sử dụng những công cụ của ngày hôm nay - kết
quả tác động đến môi trường sẽ cực kỳ kinh khủng.
Áp dụng những cách cũ tạo ra của cải trên toàn thế
giới sẽ hủy hoại đời sống chứ không thể làm giàu lên.
Trong một thế giới mà nguồn tài nguyên khan hiếm,
toàn cầu hóa mà không có công nghệ mới thì không
thể bền vững được.
Công nghệ mới chưa bao giờ tự động trở thành
một phần của lịch sử. Tổ tiên của chúng ta sống trong
một xã hội ít biến động, một xã hội mà lợi ích của
người này sẽ được đánh đổi bằng thiệt hại của người
khác. Họ rất hiếm khi tạo ra nguồn của cải mới, và
về lâu dài thì họ không thể tạo ra đủ tài nguyên để
cứu một người bình thường thoát khỏi một cuộc sống
cực kỳ khó khăn. Rồi sau 10.000 năm của những cải
tiến chậm chạp từ nền nông nghiệp thô sơ đến những
chiếc cối xay gió thời Trung cổ cho đến những chiếc
kính trắc tinh (dụng cụ đo độ cao của mặt trời và các
vì sao, được sử dụng rộng rãi trong thời cổ trước khi
được thay thế bằng kính lục phân) thế kỷ 16, thế giới
hiện đại đột ngột đón nhận sự tiến triển không ngừng
về công nghệ từ máy hơi nước những năm 1760 suốt