KHÔNG ĐẾN MỘT - Trang 57

K H Ô N G Đ Ế N M Ộ T

56

sử dụng

những kẻ săn đầu người để xây dựng lực lượng

bán hàng, giúp chúng ta

nắm giữ được thị trường và

ra đòn chốt hạ. Nhưng thật ra đó cũng chính là cạnh
tranh, không phải kinh doanh, nó giống như chiến
tranh: được cho là cần thiết, cũng gọi là dũng cảm,
nhưng cuối cùng là hủy diệt.

Vậy tại sao mọi người lại cạnh tranh với nhau?

Marx và Shakespeare đưa ra hai mô hình giúp hiểu
được gần như tất cả mọi thể loại mâu thuẫn.

Theo Marx, người ta chiến đấu bởi vì họ khác nhau.

Giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản bởi vì họ có
tư tưởng và mục tiêu hoàn toàn khác nhau (Marx cho
rằng điều kiện vật chất của họ quá khác nhau). Khác
biệt càng lớn, mâu thuẫn càng cao.

Với Shakespeare thì ngược lại, mọi chiến binh

không nhiều thì ít đều giống nhau. Không rõ lắm vì
sao họ nên đấu tranh bởi vì họ không có gì để tranh
đấu, giành giật. Hãy xem thử dòng mở đầu trong vở
Romeo và Juliet: “Hai gia đình, giống nhau về phẩm
giá.” Hai gia đình giống nhau, nhưng họ ghét nhau.
Thậm chí họ phát triển khá giống nhau khi mối hận
thù ngày một gia tăng. Cuối cùng, họ quên mất đâu là
nguyên nhân bắt đầu cuộc chiến.

Trong thế giới kinh doanh, ít nhất, Shakespeare đã

chứng minh cách của mình ưu việt hơn. Trong một
công ty, mọi người bị ám ảnh bởi sự canh tranh trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.