bỏ qua, những mâu thuẫn do thói quen sinh hoạt khác biệt nhau cũng vì cả
hai nhượng bộ nhau mà bình lặng trôi qua.
Nghê Xuân Yến chưa bao giờ nghĩ rằng Mục Dục Vũ có thể dịu dàng đến
thế, Mục Dục Vũ lại không nghĩ rằng Nghê Xuân Yến có thể thấu hiểu anh
đến thế. Hai người ngang dọc ngược xuôi bao năm, khi sống bên nhau đều
muốn nhìn thấy ưu điểm của người kia, trong lòng vốn đã mang niềm cảm
kích. Người đã quyết định sẽ sống thật tốt thì thường không có gì mà không
nói với nhau được, huống hồ cả hai đã là người trưởng thành và từng trải.
Hơn nữa Mục Phi Nhiên thừa kế sự thông minh của bố và tấm lòng lương
thiện của mẹ, ngoại hình lại tập trung toàn bộ ưu điểm của cả hai, từ nhỏ đã
xinh xắn, là một đứa trẻ đáng yêu ai thấy cũng yêu quý.
Tính cách nó lại khá lạnh lùng, ít nói, từ nhỏ đã có cách nhìn riêng về thế
giới. Cậu bé bướng bỉnh hay làm nũng mà Mục Dục Vũ thấy trong mơ đã
không còn, thay vào đó là một Mục Dục Vũ thu nhỏ, như thể trong hình hài
bé nhỏ kia là tâm hồn của một người đã trưởng thành. Câu nó thường nói
với Nghê Xuân Yến là “mẹ, đừng coi con là trẻ con nữa”, câu nó hay nói với
cậu Nghê Siêu là “cậu chín chắn một chút đi”, còn với Mục Dục Vũ, nó lại
thường lắc đầu như một ông cụ non rồi nói “bố trông thì bình thường, mà cứ
về đến nhà đối diện với mẹ lại trở thành trẻ con.”
Thằng bé con nghiêm túc nói như vậy khiến Mục Dục Vũ vừa tức vừa buồn
cười, chỉ muốn ôm nó vào lòng hôn hít, hoặc là đè ra đánh vào mông nó một
trận.
Người đề xướng đi ngoại ô lần này cũng là anh, cậu nhóc Mục Phi Nhiên vì
không ưa đám trẻ trong trường mẫu giáo, chê chúng quá nhàm chán nên
nằng nặc đòi được vào học tiểu học. Mục Dục Vũ cho nó vào trường tiểu
học, sau khi đi học nó lại ca thán từ thầy cô đến bạn học đều quá cứng nhắc,
những thứ học được cũng chán, đòi nghỉ học.
Thằng bé nghiêm túc nói với cậu nó: “Chẳng phải có câu “một cái hố một
cây cà rốt” hay sao? Trong trường học sinh chính là cà rốt, thầy cô chính là