rất gần núi Kỳ Phong, chúng ta đã chuẩn bị gia súc, sáng sớm ngày mai sẽ
khởi hành, đi qua con đường nhỏ trên núi, dự tính phải đi mất bốn năm
ngày, chỉ cần đến phạm vi núi Kỳ Phong, thì chúng ta có thể kiểm soát
được rồi. Có điều đường đi đều là đường nhỏ qua núi vượt đèo, nhà dân
thưa thớt, chỉ sợ việc ăn ở của tiểu thư sẽ gặp khó khăn nhiều”
Tĩnh Uyển nói: “Không sao, tôi đã đi là đã chuẩn bị khổ rồi”.
Nghiêm Thế Xương gặp mặt cô có mấy lần, trong lòng rất lo lắng, cô là
đại tiểu thư yếu đuối như thế chỉ sợ trên đường rất khó chăm sóc. Sáng sớm
ngày hôm sau Tĩnh Uyển thay bộ đồ cũ của bà chủ nhà, lấy vải xanh quấn
lên tóc, nhìn rất giống thôn nữ. Cô tuy trẻ tuổi nhưng trong lòng đầy tâm
sự, biết rõ con đường phía trước rất vất vả, soi mình vào mặt nước vẫn
không nhịn được cười thành tiếng.
Nghiêm Thế Xương cũng thay quần áo vải cũ, chủ nhà chuẩn bị cho anh
hai con lừa lớn, lại bảo một đứa cháu của mình tuổi tầm mười bốn gọi là
Thặng Nhi, giúp Tĩnh Uyển kéo gia súc. Tuy Tĩnh Uyển cưỡi ngựa rất khá
nhưng cũng chưa từng cưỡi lừa, cô đứng ở một chiếc cối bên cửa do dự
một lúc lâu, cuối cùng lấy hết can đảm cưỡi lên, Nghiêm Thế Xương vốn
cũng rất lo lắng, thấy cô ngồi chắc chắn trên yên mới thở phào.
Khi cưỡi quen con lừa đó rồi thì đi vừa nhanh vừa chắc. Tháng tám lúa
kê trong núi đang chín, Tĩnh Uyển ngắt một chiếc lá cọ che lên đầu tránh
nắng, cô đã thay đổi giày da bằng đôi giày vải cũ bà chủ nhà mới khâu, trên
đó thêu một cặp bướm ngũ sắc, dưới ánh mặt trời đôi giày lắc qua lắc lại,
cặp bướm sống động như muốn bay lên. Cô nghiêng người ngồi trên lưng
lừa, hai bên con đường nhỏ điều là cỏ dại xanh rì, thỉnh thoảng giữa khúc
quanh của núi hiện ra một mảnh ruộng, gió thổi qua đám cao lương rậm rì,
cách chiếc lá cọ, ánh mặt trời nóng bỏng tỏa ra hơi thơm thanh mát. Đi rất
lâu mới nhìn thấy hai ba hộ gia đình lác đác ở sườn núi, khói bếp màu xanh
ngọc bốc lên lưng chừng trời. Con đường núi ngoằn ngoèo, như thể đi mãi
không hết vậy. Tĩnh Uyển lúc đầu vẫn lo lắng về cha mẹ, thỉnh thoảng có