thân”, chính là bị ý thức đó trói buộc cho đến chết xong sự tiến triển về sự
nghiệp của Lưu Bị sau này cơ hồ là chiếu theo bản vẽ qui hoạch này. “Long
Trung Sách” xác định thế chia ba thiên hạ, liên Ngô chế Tào là chiến lược
lớn, cũng chính thực Gia Cát Lượng tuy còn ít tuổi song đích xác là một
thiên tài qui hoạch đường dài kim cổ chưa từng có.
Chủ trương của Long Trung Sách thực ra không phái là sáng tạo riêng của
Gia Cát Lượng; Lưu Bị nhiều năm bôn ba ở bắc phương, đối với sự thấu
hiểu Kinh Tương Ích Châu, nghe được phân tích như vậy có thể lấy làm
kinh ngạc. Song đối với sách lược gia ở Kinh Tương, Giang Đông đối với
tình thế khách quan đều có nhìn nhận như thế. Lỗ Túc khi mới gặp Tôn
Quyền đã từng đề xuất: “Dựng đỉnh ở Giang Đông, chiếm cứ Kinh Châu
tiến lên tranh bá với thiên hạ” (Tam quốc chí - chuyện Lỗ Túc). Đại tướng
Cam Ninh dưới trướng của Hoàng Tổ khi theo về với Tôn Quyền, cũng đã
công khai biểu thị. cha con Lưu Biểu sẽ không giữ được cơ nghiệp, bởi vậy
Tào Tháo sẽ đoạt lấy Kinh Châu, tiến sang phía tây mà thu lấy Ba Thục, về
phía Tào Tháo, Trình Dục là một tướng lĩnh có tầm nhìn xa và giỏi mưu
lược, trong đêm trước đại chiến Xích Bích nổ ra đã phân tích Tôn Quyền sẽ
liên hợp với Lưu Bị để đối kháng với sự phát triển của Tào Tháo, đấy là sự
tương đồng về sở kiến của khách anh hùng. Riêng trong Long Trung Sách
của Gia Cát Lượng sự phân tích thấu triệt, sách lược đề ra rất hoàn chỉnh
mà cụ thể, thể hiện rõ đầu óc của Gia Cát Lượng, trí tuệ của một cao nhân,
đấy chẳng phải là ông ta có năng lực thần cơ diệu toán của kẻ dự đoán tiên
tri như người ta vẫn tô vẽ.
Lời bình của Trần Văn
Bất luận ở thời đại nào, tin tức được sưu tầm chính xác, phân tích chỉnh lý
có hệ thống, phán đoán đưa ra quyết sách hữu hiệu, cơ hồ là điều kiện khởi
đầu ắt phải có đủ của một nhà sách lược ưu tú. Tư Mã Huy cho rằng kẻ
thức thời là tuấn kiệt, ý nói đến điều kiện này.