KHỔNG MINH GIA CÁT LƯỢNG ĐẠI TRUYỆN - Trang 110

Quyền ở Giang Đông, đấy là tinh thần căn bản của chiến lược lớn “liên Ngô
chế Tào”.
Nói đến xây dựng cơ nghiệp, Gia Cát Lượng dựa vào lý tính hoàn toàn, ông
ta thậm chí rất thực tiễn, nhiều năm ỏ Kinh Tương, lại gặp gỡ với nhiều bậc
danh sĩ, Gia Cát Lượng đối với nội tình của chính quyền của Lưu Biểu đã
hiểu rất thấu đáo. Ví như Bàng Đức Công, Tư Mã Huy không muốn ra làm
việc, chính quyền của Lưu Biểu có nền tảng rất yếu, phái thân Tào và phái
phản Tào chèn ép nhau. Lưu Biểu do dự không quyết, đấy là điều đại kỵ
của một người lãnh đạo, một chính phủ như vậy sớm muộn sẽ bị sụp đổ; khi
Lưu Biểu lâm bệnh nặng, phái thân Tào như Khoái Việt, Hàn Tung nắm
quyền điều hành chính trị và ngoại giao, lại được sự ủng hộ của thủy quân
như Sái Mạo, Trương Doãn, chẳng qua lục quân đứng riêng ra phản Tào,
Hoàng Tổ trấn thủ Hạ Khẩu là chiến hữu rất có tín nhiệm với Lưu Biểu, lại
cũng là một đại tướng của phái phản Tào. Lưu Bị vẫn nổi danh anh hùng lại
là kẻ đối địch với Tào Tháo, nếu như Lưu Biểu có ý thức khác, Lưu Bị thu
được phái phản Tào, trấn áp được lực lượng thân Tào, cũng chẳng phải
không có khả năng, Gia Cát Lượng đã lưu ý Lưu Bị lợi dụng khéo léo cơ
hội ấy.
Đối với chính quyền Ích Châu cách xa mấy nghìn dặm, những điều Gia Cát
Lượng nắm được đã khiến người ta rất đỗi kinh ngạc. Là một người trẻ tuổi,
có thể hiểu thấu đại thế thiên hạ đến như vậy, Gia Cát Lượng thực đã có
chuẩn bị trước. Tư Mã Huy gọi ông ta là kẻ thức thời tuấn kiệt chính là nói
về tài năng ở phương diện này của Gia Cát Lượng.
Ở đoạn cuối cùng lập trường phái Thanh lưu của Gia Cát Lượng là kiên
định và sáng tỏ. Điều này cho thấy một nguyên nhân chủ yếu là ông ta rất
có cảm tình vói Lưu Bị. Song, lập trường của Lưu Bị phản kháng Tào Tháo
ít nhiều thể hiện cảm tính, cơ hồ là ảnh hưởng của việc dược Hán Hiến đế
triệu kiến và sự kiến Đổng Thừa năm ấy. Song quan điểm của Gia Cát
Lượng chỉ thuần lý tính, việc phục hưng nhà Hán là hình thái ý thức của
phái Thanh lưu, nếu xét về tính thế đương thời và địa vị của Hán Hiến đế
mà nói, đoạn cuối của Long Trung Sách là không sát thực tế. Gia Cát
Lượng cuối cùng bị hãm vào bối cảnh “Cúc cung tận tụy vì nước quên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.