thể được tôn trọng và tín nhiệm đầy đủ, mới có thể dựa vào đó để thực thi
hoài bão của mình.
Đúng như Gia Cát Lượng sau này trong “Xuất Sư Biểu” có viết: “Tiên đế
không xem thần là hèn mọn đem lòng chiếu cố, ba lần tìm đến lều cỏ của
thần, bầy tỏ với thần việc thế sự, rất đỗi cảm kích, mong mỏi được hết lòng
với tiên đế”. Kẻ sĩ vì tri kỷ mà chết, có thể tin rằng Gia Cát Lương sau này
cúc cung tận tụy, cũng là bắt đầu từ đấy.
Lại nói Bùi Tùng Chi chú giải Tam quốc chí có chép: Mạnh Công Uy là bạn
thân của Gia Cát Lượng, muốn về cố hương ở Trung Nguyên (Mạnh Công
Uy là người Dự Châu), Gia Cát Lượng có khuyên ông ta rằng: “Trung Quốc
giầu sĩ đại phu, ngao du hà tất phải nghĩ đến cố hương làm gì”, vấn đề là ở
chỗ, nhà Hán ở Trung Nguyên, Tào Tháo đương nắm quyền bức hiếp cả
nhà vua. Mà Gia Cát Lượng là người theo phái Thanh lưu vẫn nghĩ đến
phục hưng nhà Hán, quan điểm ấy không lúc nào rời được. Nhìn khắp quần
hùng trong thiên hạ, chỉ có Lưu Bị tận tâm với Hán Hiến đế, ông ta không
những là hậu duệ của nhà Hán, cũng từng nhận mật thư của Hán Hiến đế, là
tướng lĩnh dám tham gia việc mưu sát Tào Tháo. Nhìn chung sự gắn bó
giữa Gia Cát Lượng và Lưu Bị âu cũng là đạo lý tất nhiên.
2. Anh em khác họ, giai thoại nghìn năm.
Không chỉ một mình Gia Cát Lượng bị hấp dẫn bởi ma lực của Lưu Bị,
ngav khi còn điên đảo lưu ly cũng có không ít danh sĩ mãnh tướng, vẫn ở
bên ông ta, đồng cam cộng khổ, chia sẻ hoạn nạn đối với Lưu Bị cơ hồ vĩnh
viễn không rời đổi. Đáng kể nhất là đào viên kết nghĩa Lưu, Quan, Trương,
vẫn lưu truyền trong dân gian, ba người “Dẫu không cùng ngày, tháng, năm
sinh nhưng nguyện chết cùng ngày, cùng tháng, cùng năm”.
Quan Vũ tên chữ là Vân Trường, tên thực là Trường Sinh người Hà Đông
(nay là Sơn Tây), khi tuổi trẻ vì trượng nghĩa có giết kẻ ác bá trong làng;
một mình chạy trốn ở nơi khác, đổi tên là Vân Trường. Khi Lưu Bị ở Trác