Quận khởi binh thảo phạt Hoàng Cân, Quan Vũ và Trương Phi cùng đến
tiếp ứng, Quan Vũ thân cao hơn 9 thước ta (khoảng 1,90m), tướng mạo
đường đường, cùng với Trương Phi, rất được Lưu Bị tín nhiệm. Tam quốc
chí có chép: “Tiên chủ khi ở Bình Nguyên xếp Quan Vũ, Trương Phi làm
Biệt bộ tư mã, chia nắm việc quân. Tiên chủ với hai người ngủ cùng
giường, xem như anh em, song khi có việc công thì đứng hầu trọn ngày,
mọi thứ đều do tiên chủ chu cấp, không ngại gì gian khổ”.
Năm thứ 4 Kiến An, Lưu Bị thoát khỏi sự không chê của Tào Tháo, lệnh
cho Quan Vũ, nỗ lực ngăn chặn quân Tào, giữ thành Hạ Phì, bảo vệ gia
quyến và lương thảo, có bổ nhiệm chức Thái thú. Còn Lưu Bị cùng Trương
Phi trụ ở Bái huyện, để chống đỡ quân Tào xâm nhập.
Năm thứ 5 Kiến An. Tào Tháo dẫn đại quân Đông chinh. Lưu Bị ở Bái
huyện bị quân Tào đánh bại, một mình chạy về với Viên Thiệu. Thành Hạ
Phì cũng bị quân Tào vây chặt, Quan Vũ muốn tuẫn tiết, song một mặt phải
bảo vệ gia quyến Lưu Bị, một mặt do Tào Tháo đưa ra điều kiện khuyến
hàng rất là ưu đãi, Quan Vũ nếu như được tin tức của Lưu Bị, sau khi lập
công đáp đền Tào Tháo sẽ lập tức tìm về với Lưu Bị, điều kiện được chấp
nhận, ông ta đem quân đầu hàng Tào Tháo.
Tuy danh tiếng của Quan Vũ không cao song có tư chất tướng mạo, lại
thêm có phẩm hạnh được Tào Tháo rất kính trọng; chẳng những đáp ứng
điều kiện đầu hàng của ông, còn phong làm Thiên tướng quân.
Không bàn đến sự tô vẽ của “Tam quốc diễn nghĩa” những ghi chép của
chính sử về quan hệ đặc biệt giữa Tào Tháo và Quan Vũ, vẫn có thể được
gọi là không tiền khoáng hậu, cổ kim trong ngoài cũng không tìm được một
câu chuyện thứ hai. Sau khi đầu hàng lại có thể tự do ra đi, hơn nữa lại có
thể theo về với đối phương (Viên Thiệu) và lại có thể đối chọi với mình,
điều kiện khoan dung như vậy có lẽ chỉ Tào Tháo mới có thể đưa ra.
Quan Vũ cũng ngoan cố khả ái, dẫu Tào Tháo đối với ông tận tình tận
nghĩa, ông vẫn kiên trì nguyên tắc đã thoả thuận, tích cực tìm tòi Lưu Bị đã
lưu lạc, đích xác được gọi là kẻ đại trượng phu “phú quý bất năng dâm, uy
vũ bất năng khuất” (giầu sang không dao động, uy vũ không khuất phục).