một đạo lý vậy!”. Lưu Bị nghe xong cười lớn, bèn hạ lệnh, kẻ có đồ nghề
nấu rượu vô tội, việc này nói rõ được tài trào phúng của Giản Ung.
Sau khi Từ Thứ, Gia Cát Lượng được bổ nhiệm, My Trúc, Tôn Càn, Giản
Ung đã giảm bớt vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch ở quân danh,
song họ đều không mảy may oán thán, lại còn tận lực hiệp trợ với Gia Cát
Lượng, qua đấy thấy được dưới sự lãnh đạo khéo cảm hoá lòng người của
Lưu Bị, nhóm quan văn dưới trướng cũng hoà hợp được vào không khí
chung.
4. Tổ chức dân di cư, khuếch trương thêm quân lực
“Tam quốc diễn nghĩa” có chép, việc đầu tiên của Gia Cát Lượng sau khi hạ
sơn là kế hoạch hoả thiêu gò Bắc Vọng, đánh bại Hạ Hầu Đôn, đại tướng
quân Tào và liên quân Vu Cấm. Thực ra khi chiến dịch Gò Bác Vọng nổ ra,
Lưu Bị chưa từng gặp Gia Cát Lượng và Từ Thứ, không thể có chuyện Gia
Cát Lượng và Từ Thứ tham dự mưu lược.
Gò Bác Vọng ở vùng Nhữ Nam, đương khi Lưu Bị và Lưu Tích ở Nhữ
Nam đánh du kích giữa hậu phương quân Tào, Hạ Hầu Đôn đang phụ trách
phòng thủ ở Dự Châu, rất đau đầu. Bởi thế sau chiến thắng Quan Độ, Hạ
Hầu Đôn chủ trương tiêu diệt quân du kích của Lưu Bị. Tuy Tào Tháo cho
rằng thời cơ chưa chín muồi, song Hạ Hầu Đôn cứ thúc giục, Tào Tháo chỉ
còn biết điều động tướng Vu Cấm đang ở bờ nam Hoàng Hà cùng hiệp trợ;
binh lực quân Tào rất mạnh, bởi vậy ngay từ lúc ban đầu, quân Lưu Bị, Lưu
Tích đều phải chịu áp lực rất lớn, Lưu Tích bị chết giữa trận. Hạ Hầu Đôn
tranh thủ truy kích, Vu Cấm khuyên mãi không được đành phải làm theo,
song khi quân đuổi đến gò Bác Vọng, liền bị hoả công vây bủa vào thế mai
phục trước của Lưu Bị, quân Tào đại bại, Hạ Hầu Đôn và Vu Cấm cố chạy
thoát thân. Nhưng Lưu Bị cũng thấy binh lực của mình rất mỏng, về căn
bản chẳng thể đối chọi với quân Tào, theo sự sắp xếp của Tôn Càn, đánh rút