động, mà phải kích thích ý chí hành động tự động tự phát. Nói cách khác,
lãnh đạo và quản lý, phải hợp làm một, mới có thể phát huy lực lượng vốn
có.
Sự kết hợp giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng, khiến thế giới quan của Lưu Bị
hướng đến chỗ thay cũ đổi mới.
Lại nói về quan điểm thực dụng:
Quy hoạch sách lược và việc thực hiện.
Không ít phần tử tri thức mới ra trường, vẫn nghĩ làm công việc kế hoạch,
nhìn chung là thiết kế kế hoạch, chẳng những có thể chỉ động não, khả dĩ
ngồi ở phòng làm việc có máy lạnh suốt ngày chẳng phải bỏ sức lực, cũng
chẳng đổ mồ hôi, cho rằng như thế mới là “công việc vận dụng trí tuệ”.
Thực ra có không ít công ty, nhân viên kế hoạch đều là những phần tử tri
thức cao cấp cho rằng chỉ cần dùng đầu óc là có thể xong việc. Những
người này thường náu mình sau bàn làm việc, phiếm đàm về đạo lý qui
hoạch sách lược và chiến lược, chỉ đạo chiến lược việc quy hoạch chiến
lược như vậy, thường chỉ là màu mỡ riêu cua mà thôi, hoa mỹ mà không
thực dụng.
Trong cuốn “marketing” các tác giả Tack Trout viết:
Có rất nhiều công ty cho rằng, xây dựng chiến lược là triệu tập ba, bốn vị
giáo sư kế hoạch cao cấp, để họ ngồi ở trong phòng phát huy đầu óc, cho
đến khi họ tìm được phương pháp giải quyết vấn đề gọi đấy là “Tháp ngà trí
tuệ...” Cũng có không ít xí nghiệp lại tập hợp các cán bộ quản lý cao cấp
trong một hội nghị, cách xa với máy điện thoại, cách xa với công việc sự vụ
hằng ngày mới có thể vẽ ra được sách lược tương lai... Bởi vì họ cho rằng
chiến lược không giống như quyết sách thường ngày mang tính chiến thuật,
thực ra đều là không đúng.
Hai mươi năm trước, bút giả từng được làm việc với tiên sinh Tá Đằng một
nhà lập kế hoạch bậc thầy của công ty Tinh Trấn Biểu của Nhật Bản, tiến