gió đông hoả thiêu Xích Bích, sáu lần ra Kỳ Sơn, hoả thiêu Cơ Cốc, bát trận
đồ gây khốn Lục Tốn, Gia Cát Lượng đã chết mà đuổi được Trọng Đạt sống
v.v..., cơ hồ như Gia Cát Lượng là một thiên tài quân sự siêu năng xưa nay
chưa có, xuất quỷ nhập thần; song theo ghi chép của cuốn sử “Tam Quốc
Chí” của tác giả Trần Thọ, thì Gia Cát Lượng được thể hiện rất thực qua ba
giai đoạn, nhất là qua giai đoạn hai.
Bình phẩm vê Gia Cát Lượng, tác giả Trần Thọ viết:
“Gia Cát Lượng giữ chức tướng quốc, vỗ yên bách tính, tỏ rõ nghi thức, sắp
xếp quan chức, điều hành chính sự, khai sáng dân tâm cùng là ban bố pháp
luật... Có thể nói ông là bậc hiền tài trị quốc, sánh được với các năng thần
như Quản Trọng, Tiêu Hà, song liên tục nhiều năm huy động sức dân đánh
mãi không thắng nói về tháo vát ứng biến, có thể đó chẳng phải là sở trường
vậy’’.
Cứ như sử liệu mà xem, xét lời bình của Trần Thọ, đôi chiếu với sự miêu tả
của La Quán Trung, nghĩ rằng cũng nên tìm hiểu con người Gia Cát Lượng
một cách chân thực.
3. Quân sư trẻ tuổi với ngoại giao con thoi và sách lược rõ ràng.
Kể từ Tào Tháo mang đại quân xâm nhập Kinh Châu cho đến cuộc chiến ở
Xích Bích, thấy sự nghiệp của Lưu Bị ở vào vị trí rất chông chênh. Ở giai
đoạn này, Gia Cát Lượng đã phát huy mưu lược và tài cán ngoại giao, giúp
đỡ rất nhiều cho Lưu Bị. Tam Quốc Diễn Nghĩa đã miêu tả thiên tài quân sự
tuyệt vời của ông, ví như trận hoả thiêu gò Bác Vọng và đại chiến Xích
Bích thiêu hủy đoàn thuyền liên hoàn đều quy tụ ở công lao của ông, câu
chuyện mượn gió đông mang đầy màu sắc thần thoại. Kỳ thực Gia Cát
Lượng lúc đó còn ít tuổi, lại thiếu kinh nghiệm chiến đấu, được lưu ở tuyến
sau, cống hiến thực sự của ông chỉ là lo liệu việc hậu cần.
Sau chiến dịch Tương Dương, Trường Bản, đội quân của Lưu Bị tan tác cả.
Trong vạn phần nguy cấp, cũng nhờ Lỗ Túc dẫn lối Gia Cát Lượng, phục